Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet

Tác giả: BBC Tiếng Việt
.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hôm Chủ Nhật vừa có phát biểu được đăng trên website chính phủ về sự cần thiết của việc tăng cường đối phó với các nguy cơ an ninh mạng và sự cần thiết của việc phát triển hệ thống kiểm duyệt mạng chặt chẽ hơn (BBC tiếng Việt).
.
KD: Chứng tỏ bác Chủ tịch rất khỏe, trái ngược với tin đồn nhiễu loạn  😀

—————- 

Bản quyền hình ảnh RODRIGO BUENDIA/Getty Images

Chính phủ trong năm qua đã đẩy mạnh việc trấn áp các nhà hoạt động với những vụ bắt giữ và ra án tù nặng, nhưng không có mấy dấu hiệu cho thấy giới chức dập tắt được các ý kiến chỉ trích trên mạng xã hội.

Chủ tịch nước nói các thế lực thù địch đã sử dụng internet để tổ chức những chiến dịch công kích làm “giảm uy tín của các lãnh đạo Đảng và nhà nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các lực lượng nòng cốt, các đảng viên và người dân”. Tiếp tục đọc

Có một đám tang… rất buồn

Tác giả: Trần Thắng (theo FB Đức Bảo Phạm)

KD: Câu chuyện đám tang Tướng Trần Độ xôn xao Hà Nội một dạo. Bởi quá nhiều tiếng… chê về văn hóa “nghĩa tử là nghĩa tận” giữa những người đồng chí với nhau. Nay tình cờ đọc được trên FB Đức Bảo Phạm. Xin đưa lại để bạn đọc chia sẻ.

———————-

Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.

Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.

Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải. Tiếp tục đọc

Một trẻ, một già và một câu hỏi

Tác giả: Hoàng Dũng (Văn Việt) – Về cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu  của Hoàng Tuấn Công

Hiện tượng Hoàng Tuấn Công là điều đáng mừng cho học thuật nước nhà. Và nhà xuất bản Hội Nhà văn cho in cuốn sách, là đã vượt qua cái cấm kỵ vô hình, đem đến một làn gió mới cho ngành xuất bản và giới nghiên cứu. Nó cho thấy mọi tượng đài đều phải chịu thử thách của lý trí và mọi vinh danh trong hiện tại không có gì đảm bảo bền vững trong tương lai (Hoàng Dũng)
.
KD: Trong học thuật, chỉ nên nói đúng hay sai, không nên nói tuổi tác. Chả lẽ chỉ vì cố nhà giáo Nguyễn Lân (người đã khuất) là bậc trưởng thượng lúc đương thời mà chàng Hoàng Tuấn Công không được phép “cãi”. Chính vì thế, sự việc này có thể coi Hoàng Tuấn Công là một “hiện tượng” thú vị
———————-  
Hai người cách nhau 64 tuổi. Một được đào tạo về dân tộc học, làm công tác khuyến nông ở một tỉnh lẻ, gần như vô danh trong chuyên ngành từ điển, nghiên cứu là chuyện tay trái, sau khi hoàn thành công việc tại cơ quan. Một dạy đại học, nổi danh trong giới nghiên cứu, với danh hiệu Nhà giáo nhân dân, giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, suốt đời cặm cụi làm từ điển, là tác giả và đồng tác giả của gần 10 cuốn từ điển. 
 


2000 cuốn, thuần học thuật với giá không hề rẻ mà chỉ trong vòng một tuần bán hết veo và nhà xuất bản phải tính đến chuyện tái bản. Đấy là một sự kiện chưa từng có. Người ta háo hức tìm đọc cuốn Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu, một trong những lý do có lẽ là sự “bất đối xứng” khổng lồ giữa hai tác giả. Hơn nữa, trong sinh hoạt học thuật ở nước ta, lần đầu tiên mới có một công trình dày dặn, tới gần 600 trang, do một người viết phê phán một người. Ngày xưa, Ngô Tất Tố có cho xuất bản Phê bình Nho giáo của Trần Trọng Kim (Hà Nội: Mai Lĩnh, 1940), nhưng tuổi tác và vị trí học thuật giữa Ngô Tất Tố và Trần Trọng Kim không chênh lệch nhau đến thế và cuốn sách của Ngô Tất Tố cũng tương đối mỏng, chỉ 74 trang.

Nhưng công trình của Hoàng Tuấn Công sẽ nhanh chóng là một xì-căng-đan học thuật nếu nó không có một giá trị khoa học vững chắc. Đọc Hoàng Tuấn Công, phải thừa nhận tác giả có một cách làm việc minh bạch, khoa học: mỗi luận điểm đều được biện giải, dẫn chứng nguồn tư liệu của chính tác giả hay của các công trình đi trước; độc giả hoàn toàn có thể tự kiểm tra. 

Tiếp tục đọc

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo: Sao giờ lắm người “hiểu chuyện” thế!

Tác giả: Thủy Nguyên

Tiếp tục đọc

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển

Tác giả: Nông Hồng Diệu

 Vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cố giáo sư Nguyễn Lân khiến không ít người “sốc”. Bởi lẽ, đây không phải một sự “bắt lỗi” giản đơn bằng một vài bài phê bình nhỏ lẻ, mà “bắt lỗi” bằng cả một công trình với tên gọi: “Từ điển Tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu” của Hoàng Tuấn Công, một cái tên còn xa lạ với phần đông độc giả (Nông Hồng Diệu).

.KD: Mình tin và dư luận XH nhiều người tin và trân trọng Hoàng Tuấn Công là người khách quan- nhận thức lẫn xuất phát điểm chỉ vì khoa học. Thế nên, giá con cháu cụ Nguyễn Lân có sự tiếp thu một cách văn hóa, và thiện chí, hẳn dư luận XH sẽ đánh giá cao hơn “cái phông văn hóa” của các vị.

Trên FB, đọc một cái còm cũng có thể hiểu văn hóa, động cơ và cái tâm của người viết nữa là cả một công trình- một cuốn sách phê bình mang tính học thuật.

—————- 

Thiếu thiện ý?

PGS-TS Nguyễn Lân Trung, con trai của cố giáo sư, nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân không ngại bày tỏ quan điểm của gia đình, xung quanh vụ “bắt lỗi” cuốn từ điển của cha mình. Anh khẳng định, trước hết nói đến ngôn ngữ là nói đến vấn đề về lịch sử, văn hóa, bởi ngôn ngữ gắn với văn hóa, gắn với lịch sử. Do vậy, cách nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu ngôn ngữ là khác nhau, khó nói cách nhìn này đúng, cách nhìn kia sai. 

Ồn ào chuyện “bắt lỗi” từ điển - ảnh 1 Công trình “bắt lỗi”.

Tiếp tục đọc

Vụ giám đốc đánh nữ bác sĩ: Chủ tịch phường chỉ cầm ghế để ngồi

Tác giả: Đức Ngọc

.KD: Thói côn đồ giờ đây là “phong cách” của không ít các vị có tí chức quyền chăng? Lái xe lái đi lạc đường chỉ 100 m cũng bị giám đốc đánh đập. Lái xe vi phạm giao thông, ông tướng cũng chửi bới… CSGT. Và giờ, một thằng giám đốc ất ơ tự nhiên xông vào đánh bác sĩ. Thói côn đồ, du đãng, lưu manh này liệu có phải là “bản sắc” của các vị trước con mắt người dân không?

————————

– Theo tường trình, trong lúc ông Thắng, Giám đốc một doanh nghiệp, đánh bác sĩ BV 115 Nghệ An, ông Nguyễn Xuân Huân, Chủ tịch UBND phường Trung Đô, cũng có mặt nhưng đứng ra can ngăn xô xát và việc ông cầm ghế chỉ để ngồi.

 
Vụ giám đốc đánh nữ bác sĩ: Chủ tịch phường chỉ cầm ghế để ngồi - Ảnh 1.

Người đàn ông áo sáng màu có hành vi đánh bác sĩ – Ảnh: Trích xuất từ camera bệnh viện

Sáng ngày 22-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Xuân Huân, Chủ tịch UBND phường Trung Đô, TP Vinh, tỉnh Nghệ An, cho biết đã có văn bản giải trình gửi UBND TP Vinh về thông tin ông có liên quan đến một vụ việc nhân viên của Bệnh viện (BV) đa khoa 115 Nghệ An bị hành hung.

Tiếp tục đọc

Tiêu chuẩn chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước…

Tác giả: Nghĩa Nhân

.KD: Mình không vào ĐẢng, lại chỉ là thường dân, đọc những tiêu chuẩn này thấy, phải là thiên tài mới đạt được. Một ví dụ rất cụ thể: “Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại…”. Ngay cả các chuyên giả giỏi từng lĩnh vực, họ phải phấn đấu học và nghiên cứu cả đời người mới có thể là chuyên gia một lĩnh vực. Mà nay, “có kiến thức sâu, rộng toàn diện trên các lĩnh vực”? Chợt nhớ nhà bác học khổng lồ Leonardo da Vinci. có sống lại cũng phải bái phục.

Theo mình: chỉ cần ngắn gọn thôi: 1- Có tầm tư duy chiến lươc. 2- Có tâm: Trong sáng- biết đặt lợi ích QG lên trên hết. Có sức thu hút và tập hợp được nhân dân. 3- Có khả năng tập hợp được những người tài giỏi một lòng một dạ phụng sự QG

.Người đứng đầu, quan trọng nhất là có tầm tư duy chiến lược cho QG (đối nội, đối ngoại). Các việc hiểu sâu sắc, toàn diện các lĩnh vực, phải để các chuyên gia- quân sư giỏi thật, và có tư cách thật, dám nói lời ngay thẳng, vì lợi ích QG.

—————–  

Tổng Bí thư phải là người tiêu biểu nhất về đạo đức và trí tuệ của toàn Đảng.

Đó là một những nội dung được quy định rõ trong Quy định 90 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành mới đây.

Các đại biểu chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội XII. Ảnh: TTXVN

Theo Quy định 90, các chức danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cứng đối với các chức danh nói trên là đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh/thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Trung ương quyết định).

Ngoài ra, mỗi chức danh cần có những phẩm chất, năng lực phù hợp Tiếp tục đọc