Năm Cam nhiều lần tính “xơi” tôi

Tác giả: theo FB Nguyễn Công Khế- title bài bạn Phạm Khanh Tiến đặt  😀

.Uy thế của Năm Cam lúc đó, không ai mà không sợ. Mà sợ là phải, nắm toàn bộ xã hội đen từ Nam chí Bắc. Lại vào được xã hội đỏ cao cấp cỡ đó ai mà không khiếp. Đụng vào mất mạng như chơi. Anh Tư Tạo phó giám đốc Công an TP lúc đó nói với tôi: Các ông đụng vào xã hội đỏ thì còn dễ. Chứ vào xã hội đen, thì quá phức tạp phải không. Nhưng tôi, thì lại nghĩ khác một chút. Vì “đen” trộn với “quyền lực đỏ” biến chất rồi thì sức mạnh nó ghê gớm lắm. Thử tưởng tượng hàng nghìn sòng bài và cơ sở bảo kê trong thành phố này, một ngày nó thu được bao nhiêu tỷ. Ngồi tính rồi sẽ biết. 
Với sức mạnh tiền bạc thu được. Không có nhà tư bản nào trên thế giới mà thu tiền vào dễ dàng và tiền nhiều như quân Nguyên đến như thế. Tiền bạc, quyền lực sẽ đẻ ra sự tàn bạo khiếp đảm. Đâu có nhân dân nào chịu nổi. Cũng may mà chúng ta đã chung sức ngăn được Năm Cam và đồng bọn trong thời điểm nhất định nào đó, để xã hội được trong lành, bớt đi những nỗi sợ hãi thường trực trong dân chúng (Nguyễn Công Khế)

—————–

Tôi gặp Năm Cam khoảng năm lần. Lần đầu tiên là tại quán Cánh Buồm trên đường Pasteur vào trước năm 2000, do buổi sáng đi đánh vũ cầu về anh em mời ăn sáng. Hôm đó có cả anh Bảy Khởi, lúc đó là trưởng công an Quận 3. Nhìn anh Bảy, người từ tóc tai, khuôn mặt, đều hao hao giống TT Mỹ Bill Clinton. Anh BC, bạn tôi có mặt hôm đó giới thiệu: đây là anh Năm.

Tôi chợt nhớ lại: nhân vật này, báo mình đã viết rất nhiều, khi bị bắt đi cải tạo từ năm 1995, mà nhiều nhân vật có máu mặt đứng ra bênh vực, chạy chọt, cho rằng bắt đi giam giữ cải tạo không đúng luật. Và sau đó âm thầm được thả về mở nhà hàng, vũ trường, sòng bài, cực kỳ hưng thịnh, khai trương ồn ào hết chỗ này đến nơi khác.
Cái tên: Anh Năm, được nhắc đến trịnh trọng không chỉ trong giới giang hồ.
Cái hay, là ngay một số người bạn rất đứng đắn của mình cũng tỏ ra rất nể nang, vì cho đó là một tay giang hồ rất có tâm, đủ sức ngăn chặn dân giang hồ anh chị đất Bắc. Tiếp tục đọc

Đồng phục học đường đã trở thành miếng bánh của không ít cán bộ quản lý giáo dục

Tác giả: Nam Phương

.KD: Đọc cái title đã thấy đau. Khi “ăn” miếng bánh đồng phục, các vị quản lý GD cũng …. gặm vào cái phần nhân cách chính mình  😦

  ————————–

Không chỉ quy định quần áo phải theo màu, theo mẫu của nhà trường mà đến cả giày, dép, mũ, nón, cặp sách, bút viết, nhãn vở… cũng đồng nhau tuốt.
Đồng phục, có cần thay mới hàng năm không? “Bệnh đồng phục” đang tàn phá xã hội Việt Nam Đồng phục học sinh từ bình đẳng thành ám ảnh

LTS: Đầu năm học mới, bên cạnh những khoản thu đầu năm làm đau đầu phụ huynh, một số nhà trường còn yêu cầu học sinh phải sử dụng cả đồ dùng học tập (cặp sách, bút, vở, nhãn vở…) một cách “đồng phục”.

Cô giáo Nam Phương chia sẻ những câu chuyện lý giải nguyên nhân sâu xa đằng sau “bệnh đồng phục” này.

Mới đây, nhiều phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh bức xúc vì một số trường tiểu học trên địa bàn quy định đồng phục cho học sinh.

Ảnh minh họa: Hữu Thuận / Báo Tuổi Trẻ.

Tiếp tục đọc

Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực đã khởi kiện UBND quận Ba Đình

..KD: Vùng lên… hỡi các “nô lệ” ở thế gian  😀   😀   😀

———————–

aaaa

Chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực cho biết, đơn vị đã khởi kiện UBND quận Ba Đình ra tòa án gần 1 năm, tòa đã thụ lý nhưng chưa có ý kiến gì với doanh nghiệp.

 Chiều 29/8, ông Lê Văn Hùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Lê Trực cho biết, đại diện công ty đã kiến nghị các cơ quan chức năng chỉ đạo dừng ngay việc phá dỡ công trình 8B Lê Trực giai đoạn 2, bồi thường thiệt hại cho người mua nhà và chủ đầu tư do những quyết định hành chính ban hành sai quy định gây ra trong thời gian qua.

Theo ông Hùng, dự án 8B Lê Trực đã được hơn 11 năm kể từ ngày làm thủ tục đầu tư và đã 3 năm tổ chức phá dỡ công trình khi đã hoàn thiện nhưng dự án vẫn bỏ không, án binh bất động, không thể đưa vào khai thác do bị cơ quan chức năng phong toả.

Tiếp tục đọc

Bão ngầm

Tác giả: theo FB Vũ Kim Hạnh

E

KD: Miếng ăn là miếng nhục. Nhưng với nhiều kẻ, miếng ăn là miếng… lộc. Khốn khổ và cũng khốn nạn. Nhưng nếu cứ hành nhau kiểu này, thì đất nước này lúc nào cũng… đói sự phát triển, đói văn minh, đói giàu mạnh. Buồn lắm!

————————- 


Đọc tới lời khai của Nguyễn Xuân Sơn rằng Doanh nghiệp khổ lắm, được vinh hạnh tặng quà cho lãnh đạo là mừng lắm rồi, quà không tương xứng thì coi không được, tôi hơi rùng mình vì…nó khá là thật.

Từ phiên tòa xử cái ngân hàng nhỏ này đã tênh hênh ra cách “làm ăn” thông thường qua các món quà biết điều, chẳng biết đã tạm được coi là tương xứng chưa, mà công lại tới hàng trăm tỉ: 500 triệu mừng sinh nhật bố của sếp và 300 triệu mua bộ đồ chơi goft tặng sếp. Có những doanh nhân như Sơn, cứ than khổ nhưng với sẵn tiền (chùa) của bá tánh, của cô hồn, cứ “bung lụa” như vứt rác, như tung của “thùm lùm”, múa kiểu nào, bung kiểu nào cũng được, 

Nhưng đời lại có rất nhiều những doanh nhân không có “điều kiện” như vậy, vì tiền là tiền của họ. Rồi họ làm sao? Tôi vừa chứng kiến câu chuyện của họ mà chừng như khó tin. Một doanh nhân trung niên kinh doanh lúa gạo ở một tỉnh cực nam hớt hải chạy đến phòng chờ sân bay mà nét mặt còn phảng phất kinh hoàng rất khó diễn tả, tôi mới gặp chiều muộn thứ sáu vừa rồi. Anh kể. Em phải làm một màn kich để thóat thân đó chị. Rằng, sáng nay sau 4 ngày chầu chực để lấy kết quả kiểm định mẫu hàng ở trung tâm của Bộ Y Tế, em được anh nhân viên thường “giúp” em trả lời, đã trình rồi, chắc ký rồi, chờ đưa ra thôi, mà này, sẵn cuối tuần, tối nay anh em đi thư giãn nhé rồi tôi lo tiếp cho.

Tiếp tục đọc

Cùng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt bàn về biệt phủ Việt

Tác giả: Xuân Ba

.Hồi trước, khi nghe nói xuất hiện biệt phủ của một nghệ sĩ, tôi đã đến thăm và băn khoăn về tính chất thương mại của nó. Còn ở giai đoạn hiện nay, “Phủ” đã phát triển đến một trạng thái mới do ảnh hưởng của văn hóa lưu manh. “Phủ” đã trượt đến trạng thái lưu manh tổng hợp hoàn chỉnh.

.…  Biệt phủ không có giá trị phổ biến, trên thực tế rồi nó sẽ trở thành gánh nặng với những người xây ra nó. Làm thế nào đủ tiền để duy trì trạng thái biệt phủ ấy cho đến đời thứ hai cũng là cả vấn đề. Đời này “kiếm chác” được để xây biệt phủ, nhưng đời sau có tiếp tục “kiếm chác” được để duy trì nó hay không? Người ta làm như vậy vì mắc phải sự tàn tật trong quan niệm, cách nhìn về sự sang trọng. Khi đất nước chúng ta không nghĩ được đến sự sang trọng đích thực, không ai hướng dẫn một sự sang trọng thật, thì người Việt luôn tuột dốc bần hàn, xo xúi. (XB)

.KD: Hị…hị… bác Nguyễn Trần Bạt không sợ bị giận à. Vì nếu nói lưu manh trong biệt phủ thì… nhiều lắm, đủ mọi hình thái  😀  😀

———————-

 Muôn mặt xôm tụ của cơ chế thị trường đã ló dạng ra hiện tượng biệt phủ. Một cụm từ hơi bị mới trong tiếng Việt? Một hiện tượng, một thành quả của lộ trình làm giàu, xã hội công bằng văn minh hay biến tướng của nạn tham nhũng và lệch lạc văn hóa Việt? Chúng ta ứng xử với hiện tượng này như thế nào? Xin mời bạn đọc thử tham chiếu những góc nhìn khác nhau qua cuộc trao đổi thú vị giữa chuyên gia Nguyễn Trần Bạt và nhà báo Xuân Ba về biệt phủ.

Biệt phủ Yên Bái.
Biệt phủ Yên Bái.
Biệt phủ trăm tỷ ví như Tử Cấm Thành của đại gia Nghệ An

Xử lý đơn cứu xét của chủ nhân biệt phủ xây trái phép trên núi Hải Vân

Giám đốc Sở TN&MT Yên Bái nói gì về ‘biệt phủ’ triệu đô?

Góc nhìn biệt phủXuân Ba: Thưa anh, dịp 30/4 năm nay (2017), ta vừa có dịp lan man với nhau về tỷ phú Việt bây giờ ta thử bàn về biệt phủ Việt… Anh nghĩ gì về cụm từ mà hình như chưa có trong từ điển tiếng Việt này?

Tiếp tục đọc

Những chuyện kinh hãi về vụ Năm Cam (3)

Tác giả: FB Hoàng Hải Vân (tiếp theo)

.Chính bị cáo Hải Bánh đã giải thích thêm trước phiên tòa : “Anh Năm coi thành phố Hồ Chí Minh là nhà của ảnh. Bị cáo thường đi chơi với anh Năm bị cáo biết. Công an nhiều người từ cấp phường, quận đến thành phố được anh Năm trả lương hàng tháng”. Năm Cam cũng từng có kế hoạch “sắp xếp nhân sự”, ai sẽ là Giám đốc Công an thành phố, ai là Phó, ai sẽ ở vị trí này vị trí kia, dĩ nhiên kế hoạch đó không thành sau khi bị bắt. Đó là trong phạm vi TP.HCM, còn ở trung ương thì có ông Bùi Quốc Huy, ông Trần Mai Hạnh, ông Phạm Sỹ Chiến hiện nguyên hình. Nhưng chẳng lẽ xung quanh ba nhân vật quyền lực cao chót vót này chẳng có một ai đồng phạm ? (Hoàng Hải Vân)

.KD: Đọc bài này càng thấy những nhà báo chính trực của báo Thanh niên thời đó thật dũng cảm, đáng khâm phục, trong đó có Nguyễn Công Khế. Và cũng thấy “ngán ngẩm” cho một bộ máy có những kẻ “đỏ” và….”đen” chỉ mong manh lằn chỉ

————– 

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/09/01/nhung-chuyen-kinh-hai-ve-vu-nam-cam-1/

https://kimdunghn.wordpress.com/2017/09/02/nhung-chuyen-kinh-hai-ve-vu-nam-cam-2/

Nhà báo Hoàng Hải Vân sang làm việc với ông Sáu Dân. Ảnh: Ngọc Hải

Giữa lúc Thanh Niên phẳng ra các đường dây bảo kê cho Năm Cam, một cựu giang hồ đã “hoàn lương” nói với tôi : “Anh đang gặp nguy hiểm, cả từ xã hội đen lẫn xã hội đỏ. Đáng sợ nhất đối với anh là xã hội đỏ, còn xã hội đen nếu có uy hiếp anh gọi em”. Tôi bảo, ông quên cái thói giang hồ đi nhé, không cần bận tâm đến chuyện của tôi, tự tôi có thể đối phó. Nói là nói vậy chứ tôi thân cô thế cô, cho đến bây giờ vẫn cứ mặc kệ tới đâu thì tới.

Anh cựu giang hồ này từng ở tù chung phòng với Năm Cam, nên không chỉ biết nhiều chuyện ly kỳ trong giới xã hội đen mà còn biết nhiều thủ đoạn của ông trùm. Thanh Niên đã đề nghị anh viết một số phóng sự về đường dây tội ác này, tôi biên tập những bài anh viết và tôi đặt cho anh một bút danh là Song Hà. Một thời gian sau khi kết thúc vụ án Năm Cam, anh có gặp lại tôi, nói bây giờ em đi làm phim. Sau này hỏi anh Khế và anh Trần Đình Thu, tôi mới biết bộ phim “Kiều nữ và đại gia” có cô Lý Nhã Kỳ làm diễn viên là bộ phim do anh viết kịch bản.
Tiếp tục đọc

ĐIỀU CÒN MÃI- bữa tiệc Âm nhạc của VietNamNet

Tác giả: KD/KD

Khán đường Nhà hát lớn, như mọi năm, chật cứng khán thính giả- những cộng tác viên, bạn bè, anh chị em công tác tại báo. Và bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn, trang trọng, đầy bản sắc dân tộc hòa quyện trong những bản giao hưởng hùng tráng, tràn đầy lòng yêu Tổ quốc, những ca khúc tình yêu đôi lứa ngọt lành hạnh phúc cùng niềm kiêu hãnh- làm người- khiến khán đường không ngớt tiếng vỗ tay đồng cảm, cổ vũ và xẻ chia.

————————————–

Theo truyền thống hằng năm, cứ đến ngày 2/9, vào đúng 14 giờ, tại khán đường Nhà Hát Lớn Hà Nội lại diễn ra Chương trình âm nhạc ĐIỀU CÒN MÃI- của báo VietNamNet tổ chức. Năm nay, ĐIỀU CÒN MÃI có ý nghĩa đặc biệt hơn- cũng là năm VietNamNet tròn 20 tuổi.

Khán đường Nhà hát lớn, như mọi năm, chật cứng khán thính giả- những cộng tác viên, bạn bè, anh chị em công tác tại báo. Và bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn, trang trọng, đầy bản sắc dân tộc hòa quyện trong những bản giao hưởng hùng tráng, tràn đầy lòng yêu Tổ quốc, những ca khúc tình yêu đôi lứa ngọt lành hạnh phúc cùng niềm kiêu hãnh- làm người- khiến khán đường không ngớt tiếng vỗ tay đồng cảm, cổ vũ và xẻ chia.

Dù đã nghỉ làm việc, bất ngờ, mình nhận được giấy mời của báo. Thật ấm áp khi đến chung vui với tờ báo, với những bạn đồng nghiệp già, trẻ, mình từng gắn bó suốt 10 năm, biết bao cực nhọc, mà đầy cảm hứng của sáng tạo, của mồ hôi lao động. Và thế, “nàng” cũng háo hức, hồn nhiên xúng xính áo dài, như đi trảy hội…

Xin đưa vài bức ảnh lên để bạn đọc chia sẻ 😀

Dàn nhạc Giao hưởng VN- nhạc trưởng Lê Phi Phi

 

 

 

 

Tiếp tục đọc