PGS.TS.DS Phạm Khánh Phong Lan: ​ ‘Những người nói H-Capita 500mg là thuốc thật đều không có chuyên môn dược’

Tác giả: Hồ Quang (thực hiện)

Thật ra đến giờ tôi chưa thấy có nhà chuyên môn nào trong lĩnh vực dược nói đây là thuốc thật cả, còn những người nói đây là thuốc thật đều là những người ngoài chuyên môn về dược.

Thuốc là gì? Thuốc là một mặt hàng phải có cơ sở sản xuất rõ ràng, hồ sơ đăng ký được cơ quan chức năng thẩm định và công ty đó phải chịu trách nhiệm về mặt hàng đó. Tất cả các trường hợp không tuân theo điều đó thì gọi là thuốc giả.

Trong trường hợp này, công ty không có thật, mà đã không có thật thì là giả rồi chứ còn gì nữa mà phải tranh luận. Một lần nữa tôi xin khẳng định đó là thuốc giả hoàn toàn. Tôi không hiểu vì sao những người này lại dám nói đó là thuốc thật, thuốc kém chất lượng.

.KD: Bà Phong Lan phát ngôn thế này, có khác gì… vả vào mặt các đ/c lãnh đạo Bộ Y tế không?  😀———————– 

Bà Phạm Khánh Phong Lan và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi trong một phiên họp tổ của ĐBQH TP.HCM (Ảnh: VNN)
Trong những ngày qua đang có một cuộc tranh luận rất gay gắt về việc thuốc H-Capita 500mg Caplet của VN Pharma là thuốc thật hay giả. Bộ Y tế và nhiều nhà chuyên môn khác thì khẳng định là thuốc thật; còn dư luận và một số nhà chuyên môn khác lại cho rằng đó là thuốc giả. Sự thật đằng sau những tranh luận này là gì? 

Bộ Y tế đưa lập luận thuốc H-Capita 500mg Caplet là thuốc thật được chiếu theo Luật Dược 2005 (vụ án này xảy ra năm 2014) và kết quả giám định lô thuốc này chiếm 97% hoạt chất Capecitabine (một hoạt chất có chức năng điều trị ung thư) cũng là dễ hiểu, vì Bộ Y tế không muốn mình phải đối diện với hành vi “giết người”; còn những người khác được gọi là nhà chuyên môn lên tiếng nói rằng đó là thuốc thật thì theo PSG.TS.DS Phạm Khánh Phong Lan, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa XIV, thì tất cả những người này đều không ai có chuyên môn về dược.

Tiếp tục đọc

Thứ trưởng Tài chính: Tăng thuế VAT không ảnh hưởng tới người nghèo

Tác giả: theo VnExpress
.
Trước ý kiến cho rằng, thuế VAT sẽ khiến người nghèo chịu gánh nặng hơn người giàu, Thứ trưởng Mai khẳng định, Bộ Tài chính đánh giá tác động lên người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp khi thay đổi thuế suất VAT không nhiều. Chưa kể, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội với những người dân trong diện này. 
.
KD: Đúng rùi. Nói như bà Thứ trưởng Mai, tăng thuế VAT chỉ người giàu mới khóc, còn người nghèo vẫn… cười!
————————–
Lãnh đạo Bộ Tài chính và nhiều bộ ngành khác đã giải đáp các câu hỏi dư luận quan tâm tại họp báo của Văn phòng Chính phủ chiều 30/8.

Vào đầu cuộc họp báo, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai đã dành khoảng 20 phút, trình bày những điểm mới trong thay đổi chính sách thuế.

Theo bà, vừa qua Bộ Tài chính đã xin ý kiến rộng rãi về dự án Luật sửa đổi một số điều Luật thuế sửa năm luật (thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…). Đây là dự án luật quan trọng, tác động rộng nên Bộ đã báo cáo lãnh đạo Chính phủ.

thu-truong-tai-chinh-tang-thue-vat-khong-anh-huong-toi-nguoi-ngheo-page-2

Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai. Ảnh: Võ Hải

Trước ý kiến cho rằng, thuế VAT sẽ khiến người nghèo chịu gánh nặng hơn người giàu, Thứ trưởng Mai khẳng định, Bộ Tài chính đánh giá tác động lên người dân, nhất là người nghèo, thu nhập thấp khi thay đổi thuế suất VAT không nhiều. Chưa kể, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội với những người dân trong diện này. 

Tiếp tục đọc

Vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình vs. Chính phủ Việt Nam: Một số nhận định sơ bộ

Tác giả: Nguyễn Thanh Tuân (Luật sư và Trọng tài viên đang hành nghề ở Tp. Hồ Chí Minh)

.Trong cả hai lần kiện Chính phủ Việt Nam (2005 và 2017), Nguyên đơn Trịnh Vĩnh Bình đều không có yêu cầu đòi Chính phủ Việt Nam trả lại tài sản, mà chỉ yêu cầu bồi thường bằng tiền (100 triệu USD và 1,25 tỷ USD). Điều này vừa thể hiện sự khôn ngoan của Bên ông Bình, vừa cũng thể hiện điểm yếu của Nguyên đơn, khi họ muốn tránh bằng mọi giá việc xác định Tính Hợp Pháp của việc “đầu tư”, cũng như của “các tài sản bị tịch thu”.

.KD: Đọc được bài này trên NCQT. Xin đăng lên để bạn đọc có nhu cầu theo dõi, chia sẻ

—————–  

Dẫn nhập

Từ ngày 21/08 đến ngày 27/08/2017 vừa qua, Tòa án Trọng tài Quốc tế (ICA – International Court of Arbitration), một cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, bên cạnh Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có trụ sở tại Paris, đã mở phiên xét xử vụ tranh chấp: Công dân Vương quốc Hà Lan (gốc Việt), ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vụ kiện liên quan đến việc Việt Nam vi phạm Thỏa thuận giữa hai bên tại Singapore năm 2006 về việc Việt Nam bồi thường bằng tiền và trả lại tài sản mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã đầu tư theo quy định của Hiệp định Đầu tư Hà Lan – Việt Nam (10/3/1994) nhưng đã bị Chính phủ Việt Nam tịch thu trước đây. Tiếp tục đọc