Khoảng tối của ông Thứ trưởng

Tác giả: theo FB Nguyễn Tiến Tường

.8 DN được đệ đơn tố cáo ông Cường với khẳng định “đi đêm” hoặc ưu ái cho DN sân sau. Đáng ngờ hơn là PSE ở thời điểm đó không thiếu. Đó cũng là thời điểm có rất nhiều vụ án điều chế ma túy tổng hợp từ tiền chất. Công an vào cuộc điều tra nhưng vụ việc rơi vào im lặng. Cục trưởng Cường ký cấp phép trong một ngày. Trả lời báo chí, Bộ trưởng Tiến nói: Đã phát hiện ra sai phạm nào đâu mà kỷ luật anh Cường!

.Cục trưởng Cường Cũng ký cho 20 DN nhập hơn 9 tấn Salbutamol trong hai năm 2014-2015. Salbutamol là thuốc chữa hen suyễn cho người nhưng không hiểu sao nó tràn ra thị trường và thành chất tạo nạc. Sau khi nhập, hơn 6 tấn salbutamol đã “trôi” ra thị trường để trộn vào thức ăn nuôi heo.

.Salbutamol tồn dư trong thịt heo với lưu lượng lớn sẽ gây co cơ, suy tim, suy hóa hô hấp, phù phổi và có thể khiến phụ nữ bị sảy thai. Người có tiền sử về bệnh tim mạch có khả năng tử vong. (Nguyễn Tiến Tường)

.KD: Không hiểu sao, một quan chức Bộ Y tế như thế này vẫn …vững như bàn thạch, lại còn được bà Bộ trưởng bênh vực???

————————— 

Đương kim thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là Cục trưởng Cục Quản lý dược hơn 10 năm. Vị trí nắm giữ chất lượng thuốc chữa bệnh cho 90 triệu người Việt, cũng là nơi béo bở bậc nhất.

Tên tuổi ông Cường nổi lên từ vụ nhập khẩu tiền chất ma túy Pseudoephedrine (PSE) để sản xuất thuốc cảm cúm. Năm 2010, PV Pharma được nhập khẩu 1 tạ PSE thì trong 6 tháng 2011 được cấp phép nhập đến 7 tạ. Ngày 9.6.2011 Cty Mebiphar có công văn xin nhập 3 tạ PSE, ngay trong ngày, Cục trưởng Cường ký văn bản cấp phép! Trước đó 2 ngày, chính Cục đã cấp giấy phép khác cho DN này nhập 2 tạ nguyên liệu PSE!

8 DN được đệ đơn tố cáo ông Cường với khẳng định “đi đêm” hoặc ưu ái cho DN sân sau. Đáng ngờ hơn là PSE ở thời điểm đó không thiếu. Đó cũng là thời điểm có rất nhiều vụ án điều chế ma túy tổng hợp từ tiền chất. Công an vào cuộc điều tra nhưng vụ việc rơi vào im lặng. Cục trưởng Cường ký cấp phép trong một ngày. Trả lời báo chí, Bộ trưởng Tiến nói: Đã phát hiện ra sai phạm nào đâu mà kỷ luật anh Cường! Tiếp tục đọc

Cầu 6 tỷ vừa thông xe, sập ngay trong đêm

Tác giả: Cúc Phương (Đất Việt)
.
KD: Thật “quý hóa” là sập ngay trong đêm, mà mới chỉ thông xe kỹ thuật hơn… 03 tháng  😦
—————-
Cây cầu trị giá 6 tỷ đồng ở Cà Mau được thông xe kỹ thuật hơn 3 tháng đã bất ngờ đổ sập trong đêm.

Trao đổi với Báo Đất Việt, ngày 1/9, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) – ông Lý Hoàng Tiến cho hay, vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc giải quyết các vấn đề bồi thường liên quan đến sự cố đổ sập 2 nhịp chính cầu Ô Rô xảy ra vào tháng 8/2016.

Cụ thể, cầu Ô Rô có mức đầu tư 6 tỷ đồng, đã được thông xe kỹ thuật sau 3 tháng nhưng bất ngờ đổ sụp 2 nhịp chính trong đêm.

Cau 6 ty vua thong xe, sap ngay trong dem - Anh 1

Cầu Ô Rô trị giá 6 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Niên.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển cho biết, cây cầu này đã được thông xe kỹ thuật nhưng chưa được nghiệm thu.

Tiếp tục đọc

Tướng Vương: Đang giải quyết lợi ích nhóm, sân sau của thời kỳ trước

Tác giả:Thu Hằng

Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương cho rằng các vụ án lớn hiện nay là đang giải quyết hậu quả của thời gian trước, đang phải tập trung giải quyết là lợi ích nhóm, thành lập sân sau.

.KD: Cái title bài thật gợi cảm. Vậy thời kỳ trước là thời kỳ của… ai? Và như vậy, sẽ có của thời kỳ sau?  😀

——————-

Phiên họp UB Tư pháp sáng nay tiếp tục cho ý kiến về báo cáo phòng chống tham nhũng của Chính phủ.

Thứ trưởng Lê Quý Vương cho hay, các vụ án hình sự đang điều tra đa phần đã xảy ra cách đây hàng chục năm. Vụ Hà Văn Thắm từ 2009, Trịnh Xuân Thanh 2009, Vinashin, Phạm Công Danh cũng ở giai đoạn đó.

Thứ trưởng Công an, Lê Quý Vương, Lê Thị Nga, lợi ích nhóm, tham nhũng
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương

Tiếp tục đọc

Về bài “cuốn sách bắt lỗi GS Nguyễn Lân mắc nhiều sai sót của Thanh Hằng (II)

Tác giả: Hoàng Tuấn Công

.Về nguyên tắc tối thiếu trong trao đổi, tranh luận học thuật, theo chúng tôi, bản thân người viết cần phải có nền kiến thức cần thiết, để đưa ra những sở cứ, lập luận của CHÍNH MÌNH (và CỦA MÌNH LÀ CHÍNH), chứ KHÔNG THỂ DỰA HOÀN TOÀN vào sự “trợ giúp”, “hỏi ý kiến” người khác, đặt hết niềm tin vào sự tư vấn kiến thức của người khác.

.Bản thân những người ‘trợ giúp” đã thiếu cẩn trọng, đưa ra nhận xét, kết luận đầy cảm tính, chủ quan; đến người được “trợ giúp” lại cũng không đủ khả năng thẩm định đúng sai. Trường hợp, Thanh Hằng xác định, mình chỉ là người làm báo, phỏng vấn ý kiến các chuyên gia một cách khách quan, mục đích truyền tải thông tin tới bạn đọc, hãy để các chuyên gia tự chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình. Thế nhưng Thanh Hằng không dừng ở chỗ cần dừng, mà dựa hoàn toàn vào những nhận xét ấy, rồi tự mình đưa ra kết luận “Cuốn sách ‘bắt lỗi’ nhà giáo Nguyễn Lân cũng mắc nhiều sai sót”, hay khẳng định đầy tự tin “Trên đây chỉ là một vài, chưa phải tất cả, sai sót trong cuốn “Từ điển tiếng Việt của GS. Nguyễn Lân – phê bình và khảo cứu”.

.Khi tranh luận, đã trích dẫn ý kiến của người khác, thì dù ngắn hay dài, cũng phải đảm bảo trung thực. Tuy nhiên, tác giả Thanh Hằng đã tự ý chính sửa, thêm bớt, diễn đạt lại ý tứ của chúng tôi theo hướng có lợi cho mình. Đây chính là điều tối kỵ trong tranh luận học thuật (Hoàng Tuấn Công)

———-   

                              (xem kỳ I)

  1. GS Nguyễn Lân giảng: “rau muống tháng chín nàng dâu nhịn cho mẹ chồng ăn(Tháng chín thì rau muống tàn lụi, rất hiếm) Có ý nói: Thức ăn hiếm, nàng dâu tốt dành cho mẹ chồng. Song cũng có người cắt nghĩa trái lại, cho rằng: Rau muống tháng chín cứng, nàng dâu chẳng ưa mẹ chồng dọn cho mẹ chồng ăn”.

Chúng tôi đã đưa ra ý kiến “Có thể loại trừ cách lý giải thứ nhất, lựa chọn cách thứ hai”, bởi cách hiểu thứ nhất không có cơ sở thực tế. Vì “rau muống tháng chín” không ngon, mà cũng chẳng lành (đây cũng là đặc điểm của nhiều loại rau quả “trái tiết” khác). Từ xa xưa, dân gian ý thức rất rõ điều đó, nên rau quả trái mùa không bao giờ được ưa chuộng, thậm chí bị coi là độc[2].  Tiếp tục đọc

Nhận diện chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam

Tác giả: BBC Tiếng Việt 

.Chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung cũng như cụ thể là doanh nghiệp tư nhân và nhà nước trá hình làm ảnh hưởng đến nền kinh tế vì đã cướp mất cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân trau dồi kinh nghiệm, kỹ năng, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hoạt động.

.“Vì vậy, có một thực trạng trong nền kinh tế của chúng ta là mặc dù những con số vẫn thể hiện doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng phát triển nhưng đáng lẽ trong 10 – 20 năm vừa qua đã có những cơ hội để phát triển mạnh hơn rất nhiều. Khi nền kinh tế có một đội ngũ kinh tế tư nhân mạnh thì nó mới có đủ sức cạnh tranh (Đỗ Mạnh Hồng).

.KD: Chủ nghĩa tư bản thân hữu không còn là một khái niệm xa lạ ở XH này. Nó đã được các nhà nghiên cứu kiêm quản lý đưa ra, mổ xẻ, phân tích trong nhiều bài viết trên báo chí chính thống dựa trên những hiện tượng xuất hiện ở thực tiễn VN. Còn đây là cái nhìn của một TS ở ĐH Obirin (Tokyo- Nhật bản). Xin đăng lên để bạn đọc tham khảo, suy ngẫm

—————-

 Bản quyền hình ảnh HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

Chủ nghĩa tư bản thân hữu, sử dụng những quan hệ câu kết với giới chính trị, quan chức chính phủ để tìm cách trục lợi bằng đặc quyền, đã trở thành tác nhân ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam, một nhà nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á nói.

Tiến sỹ Đỗ Mạnh Hồng từ Đại học Obirin, Tokyo, bình luận với Quốc Phương của BBC ở Budapest hôm 31/8:

“Chủ nghĩa tư bản thân hữu kiểu Việt Nam… trong môi trường thể chế chính trị độc tài và sức ép buộc phải đẩy mạnh tự do hóa thể chế kinh tế đã trở thành tác nhân biến nền kinh tế 16 chuyển từ mô hình kết hợp giữa “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp phân tán” thành “chính phủ mạnh” và “doanh nghiệp tập trung” Tiếp tục đọc

Cả trường đội mũ cối trong ngày khai giảng

Tác giả: Nguyễn Duy

Đó là hình ảnh đẹp diễn ra tại Trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vào sáng ngày 5/9 – trong ngày lễ khai giảng năm học mới 2017-2018 (ND)

.KD: Ối trời. Mình chỉ thấy nó giống trại lính. Giáo dục làm sao để biến “học sinh thành chính nó”, chứ không thể biến học sinh thành… công cụ. Hay mũ cối là sản phẩm của đồng chí quản lý GD nào kinh doanh, mà cuối cùng… “ra ri”  😀

——————-   

Chia sẻ cùng PV Dân trí, thầy Phan Bá Tiến – Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Chương 3 cho biết: “Trường có 1.256 học sinh với 30 lớp, ở 3 khối lớp đều ăn mặc gọn gàng, áo trắng và đội mũ cối dự lễ khai giảng. Đây là hình ảnh đẹp do đồng chí Bí thư Đoàn trường vận động các em trước ngày diễn ra khai giảng ít hôm”.

Cũng theo thầy Tiến, việc này nhà trường không bắt buộc học sinh phải đội mũ cối trong lễ khai giảng, mà Đoàn trường chỉ vận động các em sáng tạo, vừa tránh được nắng nóng trong buổi khai giảng…

Được biết, Trường THPT Thanh Chương 3 nằm ở vùng kinh tế khó khăn của huyện Thanh Chương. Đến nay, Trường đã có tuổi đời hơn 40 năm, có gần 2 vạn học sinh đã và đang học qua mái trường này, với 15.544 học sinh đã tốt nghiệp, hơn 3000 học sinh đậu vào các trường ĐH-CĐ; gần 450 lượt học sinh được công nhận HSG Tỉnh, HSG Quốc gia.

Một số hình ảnh đẹp của học sinh Trường THPT Thanh Chương 3 đồng loạt đội mũ cối, xếp hàng ngay ngắn trong ngày khai giảng:

Thầy Phan Bá Tiến - Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Chương 3 đánh trống ngày khai giảng năm học mới.
Thầy Phan Bá Tiến – Hiệu trưởng Trường THPT Thanh Chương 3 đánh trống ngày khai giảng năm học mới.

Tiếp tục đọc