Tác giả: Chu Mộng Long
.Tôi không thể tưởng tượng nổi cái anh Phó giáo sư – Tiến sĩ (hay Phó cối?) Lê Đức Luận trong bài viết trên trang Infonet đọc hiểu kiểu gì mà chữ tác tạc ra chữ tộ rồi cãi chày.
Tôi không tự cho mình biết tuốt, nhiều thành ngữ, tục ngữ chưa từng nghe thì không thể biết, chỉ có ngồi dựa cột nghe người ta giảng và học hỏi.
Đọc không đúng hay cố tình đọc sai rồi mang ra tranh luận một cách xuyên tạc đều tệ hại, đáng bị mắng!
.KD: Đây là bài Chu Mộng Long phản biện lại bài viết của Phó GS Lê Đức Luận đăng trên Infonet
—————–
Đọc thêm bài của Phó GD Lê Đức Luận: http://infonet.vn/sach-bat-loi-nha-giao-nguyen-lan-co-cau-tac-gia-sai-ma-cu-nguyen-lan-dung-post235971.info

1. Hai câu “Lành làm gáo, vỡ làm môi”, “Lành làm thúng thủng làm mê”, rành rành Hoàng Tuấn Công phê Nguyễn Lân “thiếu ý quan trọng” và chua thêm nghĩa bóng chứ không phê Nguyễn Lân sai. Vậy mà anh phó cối diễn giải dài dòng theo logic của mình (chứ không phải của dân gian) rồi phán Hoàng Tuấn Công sai và kết luận “Theo tình huống này thì ý của cụ NL là hợp lí”. Thưa ông phó cối, có vô số thành ngữ, tục ngữ của dân gian đều theo phép loại suy chứ không theo cái lí “thúng”/ “mê” trong cách suy luận logic của ông đâu! Nghĩa bóng Hoàng Tuấn Công thêm vào: “Không sợ đụng chạm, không sợ hỏng việc, sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống, kể cả sự đổ vỡ” là hoàn toàn chính xác trong không ít cách sử dụng của dân gian đấy, ông phó cối ạ!
2. Câu “Mặt sứa gan lim, mặt rắn như sành”, Hoàng Tuấn Công không ngu đến mức như cách đọc hiểu của ông phó cối: “Ruột của con sứa thì đen nhưng mà rắn như lim thì anh Công chỉ tưởng tượng ra thôi”. Có nghĩa là ông Phó cối cho rằng Hoàng Tuấn Công nói gan con sứa đen và cứng như gỗ lim! Rành rành Hoàng Tuấn Công giải nghĩa theo từng vế: “Mặt sứa” (bề ngoài) thì tỏ vẻ hiền lành, trắng bợt, mềm nhũn như con sứa (một loài động vật không xương sống ở biển, thân rất mềm, trắng), nhưng bên trong (gan) lại đen và rắn như gỗ lim”. Chủ ngữ của câu này là ai? Ông phó cối hiểu là con sứa à? Con sứa có mặt thì mềm, gan thì cứng à? Đứa trẻ lớp ba cũng hiểu chủ ngữ là kẻ nào đó có mặt sứa nhưng gan lim chứ không thể hiểu con sứa có gan lim! Trong trường hợp này, riêng “mặt sứa, gan lim” là thành ngữ, nó tồn tại như một từ chỉ tính chất của một chủ thể khác chứ không phải là một câu tục ngữ có đủ chủ ngữ, ông phó cối ạ! Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.