Nợ trần gian…

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.KD: Hôm nay, FB nhắc lại bài thơ này đưa lên mạng tròn một năm. Thực ra đây là bài thơ cũ nhiều hơn… 01 năm. Đọc lại vẫn thấy cái cảm xúc thời đó, một thời mắc …nợ mà không trả được  😀

———————–

Người ơi gặp gỡ chốn này
Nợ trần gian liệu có ngày trả xong
.
Người về một chốn thư phòng
Tứ thi một áng cho lòng vu vơ
.
Tình gieo xuống đất thẫn thờ
Nẩy chồi ngơ ngẩn bật chờ đợi hoa
.
Tiếp tục đọc

Bác sĩ Nhật hướng dẫn cách “tắm sạch máu”, ai làm theo được thì sống thọ đến cả 100 tuổi…

———————

Có thể bạn đang không để ý một thực tế rằng, hầu hết những người cao tuổi đều mắc bệnh về huyết quản, mạch máu tắc nghẽn dẫn đến tử vong đột ngột hoặc tai biến. Điều này không phải đến già mới lo, mà ngay từ khi còn trẻ, bạn phải thật sự quan tâm phòng ngừa.

Những người mắc bệnh về não, đau đầu, tim mạch thường có tuổi thọ thấp, bệnh ngày càng nặng, trong số đó có tới 80% là do huyết quản và huyết dịch không thông gây ra.

Bác sĩ người Nhật Bản Iketani Toshiro cho rằng, huyết quản không thông là nguồn cơn của nhiều loại bệnh, là “sát thủ” giết người thầm lặng. Vì vậy, hãy bảo vệ huyết quản tốt để đảm bảo rằng sức khỏe của bạn sẽ được an toàn.

Ảnh: Internet

Tuổi thọ của mạch máu quyết định tuổi thọ của con người

Tiếp tục đọc

Tranh cãi quanh ngôi trường mới- Lũng Luông

Tác giả: theo FB Chau Ngo (Ngô Bảo Châu)

Đầu óc mình nhiều khi đơn giản quá. Lúc bắt đầu vận động xây trường trên Lũng Luông thấy đây đơn giản là làm cho các thầy cô và trẻ em miền núi một chỗ không chỉ khang trang, mà còn hay và đẹp nữa.

Trong thời gian xây trường, đến khi khánh thành, quan điểm chung của anh Tuấn cơm thịt là truyền thông rất chừng mực khiêm tốn.

Sau này tôi cũng ái ngại quá khi người ta nói GS NBC xây trường. Ba người làm việc này bao gồm cô Phượng là người cho tiền, anh Tuấn là người quản lý, anh Hào thiết kế và thi công. Tôi chỉ có công mời ba người kia đi ăn tối.

Một việc đơn giản là tốt, chẳng ai tranh công tranh thưởng gì. Chỉ có anh Hào dạo này được nhiều giải thưởng kiến trúc quốc tế cho các công trình kiến trúc xã hội, trong đó có trường Lũng Luông mà anh ấy làm. Thiết tưởng nên chia vui cùng anh ấy.

Thế mà cũng thành chuyện để ầm ĩ soi mói.

Thực ra cũng không cần thiết phải thanh minh thanh nga gì, nhưng nhân 5xu biên một cái sớ rất dài, tôi cũng biên vài dòng để bỏ ra khỏi đầu những chuyện thị phi lăng nhăng kia (Chau Ngo).

*****

KD: Trên mạng XH đang có sự tranh cãi khá quyết liệt về việc xuất hiện ngôi trường mới – Trưởng tiểu học Lũng Luông (Võ Nhai- Thái Nguyên). Tranh cãi quyết liệt bởi ngôi trường được sự đầu tư tài chính của chị Nguyễn Thanh Phượng (con gái cựu TT Nguyễn Tấn Dũng)- với số tiền là 06 tỷ đồng.

Xưa nay, mình là kẻ không bao giờ nịnh bất cứ người có quyền lực nào, nhưng cũng không có tính adua, cơ hội kiểu theo đóm ăn tàn, tát nước theo mưa. Trước vụ việc này, vừa thấy mừng vui cho các cháu, mà lòng đầy lăn tăn, lúng túng. Vừa vui vừa buồn, vừa đầy nghĩ ngợi. Nhìn hình ảnh ngôi trường tiểu học xanh đỏ, sặc sỡ giữa núi rừng xanh màu cây lá mình rất thích, vì làm cho trẻ tiểu học, phải màu sắc, vui nhộn, hệt tuổi thơ các bé.

Mình hỏi ý kiến một người bạn thân- một trí thức ngay thẳng và đàng hoàng mà mình rất tin cậy, quan niệm của ông về vụ việc này ra sao. Xin đăng lại để bạn đọc tham khảo, chia sẻ hoặc trao đổi:

1.
Mỗi hoạt động từ thiện, đặc biệt là những hoạt động thực sự đến được với người nghèo, với trẻ em vùng sâu vùng xa, thì đều đáng hoan nghênh.
2.

Đối với dư luận khi đón nhận sự kiện này, thì điều quan trọng là biết được những thông tin chính xác liên quan, đặc biệt là tiền ở đâu mà ra. Đương nhiên, để làm việc lớn, nhất là những nhân vật lớn như Ngô Bảo Châu, thì không thể chỉ đi gom tiền lẻ, mà phải vận động những nguồn tiền lớn của các đại gia. Và ít đại gia ở Việt Nam có thể giàu lên mà không nhờ tiền bẩn. Vậy nên những việc từ thiện quy mô lớn thường phải dùng tiền bẩn. Âu cũng là một loại vị đắng, vị chát hòa vào mỗi giọt nước mắt rơi xuống phận nghèo.

3.

Lúc đầu, khi báo chí đưa tin khánh thành Trường Lũng Luông mới, thì chỉ nhắc đến tên giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà báo Trần Đăng Tuấn và KTS Hoàng Thúc Hào. Bây giờ thì đã công khai đăng thêm tin và ảnh về Quỹ Phượng Hoàng, với đại diện là chị Nguyễn Thanh Phượng, là nhà tài trợ chính xây dựng ngôi trường này với 6 Tỷ VND (http://thoibao.de/nguoi-viet-nam-chau/11395/khong-can-ngan-ty%252c-gs-ngo-bao-chau-da-bien-ngoi-truong-op-ep-thanh-to-hop-ruc-ro-giua-rung-xanh.htm).
Việc NBC vận động Nguyễn Thanh Phượng tài trợ để xây Trường Lũng Luông là chuyện dễ hiểu, vì NTP thuộc vào số các đại gia mà NBC có quan hệ gần gũi.
4.
Đối với các đại gia cỡ lớn thì mấy tỷ chỉ là chuyện nhỏ, nên họ cũng chẳng tiếc. Bỏ ra mấy tỷ làm từ thiện cũng là một thú vui, lại có thêm tác dụng quảng cáo, đó là chưa nói đến tác dụng giảm thuế và gột rửa chút áy náy lương tâm.
Đặc biệt, đối với NTP thì 6 tỷ chỉ nhỏ như hạt bụi, nếu so sánh với những gì mà gia đình chị đã có được từ đất nước này. Khi còn vững như bàn thạch thì chắc NTP cũng làm chút từ thiện. Trong hoàn cảnh hiện nay, càng phải biết làm từ thiện, mong giảm nhẹ quả báo, biện hộ, kiểu chúng tôi “kiếm tiền” chỉ để làm việc tốt mà thôi.
.
Cái title bài, Blog KD/KD xin đặt  😀
————————–
Ngôi trường Lũng Luông

Đọc thêm bài viết:

Màu rực rỡ của Lũng Luông

Cách nay hơn năm, đợt đó chuẩn bị khai trương công trình trường Lũng Luông, tôi cũng tham gia đoàn của Cơm Có Thịt đi lên Lũng Luông để “nghiệm thu” công trình. Lúc đó ảnh chụp ngôi trường này đã có trên youtube. Trước khi đi, bạn bè bảo: anh lên xem sao cái trường cho tiểu học mà làm màu lòe loẹt như mẫu giáo, lại còn làm ở mái.

Tiếp tục đọc

Việt Nam có cần tư duy lại để phát triển?

Để tìm ra con đường đưa đất nước hòa nhịp cùng thế giới, Việt Nam trước hết phải thay đổi tư duy phát triển, chuyên gia Phạm Chi Lan và Giáo sư Chu Hảo nói với BBC Tiếng Việt thượng tuần tháng 9/2017 từ Budapest.

Trước hết, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Tư vấn Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời kỳ các Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, nêu quan điểm với BBC cho rằng thế giới hiện đang thay đổi vô cùng nhanh chóng về rất nhiều mặt: chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, và xã hội

Tiếp tục đọc

Nhân viên hành chính cũng giới thiệu là giáo sư, tiến sĩ’

Tác giả: Hoài An

Tôi biết nhiều người làm hành chính cũng giới thiệu học vị tiến sĩ, giáo sư… (Hoài An)

.KD: Hãy nên mừng cho đất nước này. Dân trí, quan trí đều rất…. “vượng”  😦

————————- 

Tốn kém, lãng phí không cần thiết

PGS.TS Ngô Thành Can – Phó khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự, Học viện Hành chính cho biết, đó là sự nhầm lẫn về danh xưng tiến sĩ, giáo sư. Thông thường, học hàm, học vị tiến sĩ, giáo sư chỉ để dành cho những người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay lại đang có khá nhiều trường hợp không học, không dạy ngày nào cũng được phong hàm giáo sư, tiến sĩ.

'Nhan vien hanh chinh cung gioi thieu la giao su, tien si'
Đào tạo tieenns sĩ không đúng mục đích vừa lãng phí, tốn kém. Ảnh minh họa

Tiếp tục đọc

Thật buồn cho khí chất kẻ sĩ thời nay!

Tác giả: Bạch Đằng

Tại sao phải đợi đến khi thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuộc thì những “con sâu bự” làm rầu nền khoa học mới bị phát hiện và bị chỉ đích danh?

.KD: Ô, thời nay cũng có “kẻ sĩ” cơ à? Tưởng phần lớn rặt một loại “sĩ nô”- giá áo túi cơm, hàng thần lơ láo thôi chứ???  😀

————————-

Nhắm mắt, cười trừ

Chuyện một Giáo sư, tiến sĩ như ông Võ Khánh Vinh nguyên Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội trong năm 2015  hướng dẫn 44 luận văn thạc sĩ và 12 nghiên cứu sinh trong khi theo quy định, tối đa chỉ được hướng dẫn được 7 thạc sĩ và 5 nghiên cứu sinh/năm khiến nhiều người bất ngờ.

Lý do, vì sao ông Võ Khánh Vinh lại ôm đồm nhiều việc như vậy, trong khi quy định đặt ra là để người hướng dẫn có đủ thời gian dành cho học viên, tránh tình trạng học viên tự “bơi” trong nghiên cứu khoa học ảnh hưởng đến chất lượng các công trình khoa học.

Không chỉ có cá nhân ông Võ Khánh Vinh, mà kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn chỉ ra nhiều giáo sư, tiến sĩ cũng như ông Vinh một lúc nhận hướng dẫn lượng thạc sĩ và tiến sĩ vượt quy định.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra, nhiều ông giáo sư, tiến sĩ ngồi nhầm hội đồng phản biện khoa học vì không đúng chuyên môn theo quy định.

Nhiều trí thức đã đánh mất mình vì miếng cơm, manh áo nhỏ nhặt (ảnh minh họa – sưu tầm).

Tiếp tục đọc

Cây đa, cây đề

Tác giả: Nguyễn Trọng Bình

.Chính tâm lý “cây đa, cây đề” của không ít các vị “tiền bối” hôm nay là một trong những nguyên nhân làm cho nền học thuật nước nhà bị trì trệ.

Một nền khoa học muốn phát triển lành mạnh thì trước hết, bản thân những “người trong cuộc” phải sòng phẳng, rạch ròi trong các mối quan hệ. 

Đạo đức khoa học không chấp nhận những phán xét, kết luận dựa trên cảm xúc, tình cảm ủy mỵ, riêng tư; cũng không chấp nhận việc mang “tinh thần đồng nghiệp”, “quan hệ bạn bè” hay truyền thống gia đình, dòng tộc ra để làm tiêu chí đánh giá (Nguyễn Trọng Bình).

.KD: Có vẻ như dư âm cuộc tranh luận về Từ điển tiếng Việt của nhà giáo Nguyễn Lân và cuốn sách phê bình cuốn Từ điển này của Hoàng Tuấn Công vẫn còn chưa thể dứt. Nên hôm nay tác giả Nguyễn Trọng Bình, giảng viên ĐH lại gửi cho Blog bài viết (đã đăng trên GDVN) chủ đề “Cây đa, cây đề”. Xin đăng lên để bạn đọc tham khảo, chia sẻ.

.Xem ra, hậu bối thua xa bậc… tiền nhân. Nhỉ???  😀

———————-

Từ chuyện xưa…

Năm 1933, khi vừa tròn 25 tuổi, nhà phê bình Thiếu Sơn (1908-1978) cho ra đời tập sách với tên gọi “Phê bình và cảo luận”. Đây được xem là tập phê bình văn học đầu tiên theo nghĩa “hiện đại” của nền văn học nước nhà. 

Trong tập sách này Thiếu Sơn đã chọn ra 9 gương mặt vốn là những bậc “trưởng thượng”, những “cây đa, cây đề” có vị trí và tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền văn chương và học thuật nước nhà lúc bấy giờ. 

Đó là những tên tuổi như: Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Tuấn Khải, Phan Khôi, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Văn Vĩnh, Hồ Biểu Chánh, Tương Phố. 

Tập sách gây tiếng vang lớn, và điều đáng nói hơn là chẳng có bậc “tiền bối” nào khi ấy lên tiếng phê phán, chỉ trích Thiếu Sơn vì lý do tác giả chỉ mới 25 tuổi đầu. 

Ngược lại, chính bậc “trưởng bối” Phan Khôi còn vui vẻ “ra tay” viết lời giới thiệu cho tập sách của Thiếu Sơn dù đã đọc bài Thiếu Sơn phê bình mình. 

Thông tin về nhà phê bình, nhà văn, nhà báo Thiếu Sơn – Lê Sĩ Quý trên trang Wikipedia.

Tiếp tục đọc