Mở ‘phố đèn đỏ’ ở Phú Quốc, nên hay không?

Tác giả: K. Nam

.KD: Gớm, mô hình đặc khu kinh tế ở Phú Quốc còn chưa biết đầu cua tai nheo ra sao, cơ chế quản trị tự chủ thế nào, chính sách đầu tư ra sao thì chưa thấy bàn, đã thấy bàn mở “phố đèn đỏ”. Làm thì chưa thấy đâu đã thấy bàn chuyện …chơi. Thế này thì tỉnh nào cũng xin làm mô hình đặc khu kinh tế cho mà coi. Một nguồn kinh tế “lấy lỗ làm lãi” chắc chắn rất dồi dào  😀   😀   😀

——————-    

“Tới nay ở ta, tổ chức mại dâm là tội phạm; phụ nữ bán dâm bị xử phạt hành chính. Không chỉ pháp lý, văn hóa phương Đông e ngại khi nói đến tình dục, chứ đừng nói tới mại dâm…”. Thế còn thực tế mại dâm vẫn cứ tồn tại lâu nay?

Mở phố đèn đỏ ở Phú Quốc, nên hay không? - Ảnh 1.

Phố đèn đỏ tại Bangkok.

Liên quan đến đề xuất cho phép đặc khu kinh tế được phép mở các “phố đèn đỏ” như một số nước, ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang cho biết chưa nghe ai kiến nghị việc sắp tới khi thành đặc khu Phú Quốc, nơi này nên có “phố đèn đỏ”. 

“Nhưng rõ ràng đây là vấn đề nhạy cảm ở xã hội Việt Nam. Chỉ riêng việc cho phép dịch vụ giải trí có casino ở Phú Quốc thôi cũng phải bàn đi bàn lại rất nhiều lần, còn ở đây là hợp pháp hóa hoạt động mại dâm nên tôi nghĩ không hề đơn giản” – ông Dũng nói.

Tiếp tục đọc

Mục đích của chúng tôi là thấy được một tâm hồn Việt ở từng tế bào xã hội

Tác giả: Nhà giáo Phạm Toàn

Các nhà giáo dục chúng ta hãy nghĩ đến mục tiêu bất biến này: làm sao tạo dựng được một tâm hồn Việt Nam cho đến tận mỗi tế bào của xã hội.

.KD: Cái title quá hay và công việc hướng tới mục đích của nhóm Cánh Buồm thật cảm động, đáng trân trọng. Làm sao để thấy được một tâm hồn Việt ở từng tế bào XH? Muốn khóc khi đọc câu này  😦

—————————– 

Báo cáo đánh giá VNEN và những điều phi thực tế Có bao nhiêu hiệu trưởng ủng hộ VNEN, theo Ngân hàng Thế giới? Ngân hàng thế giới chính thức công bố kết quả đánh giá tác động của VNEN

LTS: Hiện nay đang có cuộc “tháo chạy” khỏi chương trình VNEN ở nhiều địa phương (cũng tương đương với cuộc tháo chạy khỏi việc “nhập” chương trình Giáo dục phổ thông cho vùng núi xa xôi nước Columbia để làm “nhà trường mới Việt Nam”).

Chính điều đó đã thúc giục nhà giáo Phạm Toàn viết bài báo này với hi vọng đưa đến các nhà chuyên môn, nhà quản lý những gợi ý để tháo gỡ khỏi tư duy “nhập ngoại” như vậy.

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của nhà giáo Phạm Toàn. 

Khi các bạn ở nhóm Cánh Buồm – cả những bạn non tuổi và những bạn già lão – đặt cho tôi câu hỏi:

Tiếp tục đọc

Từ quốc gia nghèo nhất Châu Á trở thành cường quốc kinh tế: Bí quyết ‘sức mạnh mềm’ của Hàn Quốc

.KD: Các QG trên thế giới, có nhiều tấm gương “vượt khó” để trở thành cường quốc. Vậy mà vì sao VN không học? Hay học … không vào? Hay họ không đáng để học? Để rồi cứ loay hoay trong vũng bùn “tụt hậu”, thua cả Lào, Campuchia. Ngượng ghê  😦

Một QG không chịu vươn lên trong thời hội nhập này, không chỉ là một QG yếu về nội lực, mà còn là thiếu cả lòng tự tôn, tự trọng  😦

————————

Thập kỷ 50 vào đầu 60 của thế kỷ trước, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á sau các cuộc chiến liên miên. 60 năm sau, quốc gia này đã trở thành cường quốc kinh tế đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 4 châu Á cùng với sự thành công được cả thế giới ghi nhận trong việc phổ biến văn hòa Hàn Quốc như một sức mạnh “mềm”.

Sau khi thoát khỏi sự thống trị của đế quốc Nhật Bản trong suốt 36 năm, người dân Triều Tiên lúc bấy giờ hân hoan trong niềm vui và hy vọng xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ. Nhưng lại một lần nữa, cuộc chiến nổ ra và lần này là cảnh “nồi da xáo thịt”, “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam – Bắc của xử sở kim chi này. Hiệp định đình chiến 1953 kết thúc cuộc nội chiến nhưng vẫn không thể xóa bỏ được vết thương chiến tranh trải dài trên toàn lãnh thổ và hai miền đất nước đã bị chia cắt không cách nào hàn gắn được cho tới tận bây giờ. Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc đi theo hai con đường khác nhau, và hiện tại con đường nào tươi sáng hơn đã được khẳng định.

Tiếp tục đọc