Tác giả: Trọng Thịnh
..KD: Rất thích thông tin này. Phạm Xuân Ẩn là người duy nhất mình coi như thần tượng về Nhân cách sống trong đời. Một con người có trái tim yêu nước và nhân hậu sâu sắc, có tình có nghĩa, vượt qua giới hạn của ý thức hệ xơ cứng. Một Con người đúng nghĩa mà mình rất kính trọng. Đến nỗi khi quán cafe Givral chưa bị phá, chuyến vào SG nào mình cũng tìm đến ít nhất là một lần, ngồi nhâm nhi cafe và ăn sáng ở đó, hình dung ông PXA trong cái thế giới hỗn độn bạn thù, mà vẫn cư xử khiến cả đối phương phải kính trọng. Đó là bởi ông là người có nhân cách thực sự và rất thông minh. Thật tuyệt vời!
Dù gian khổ, căng thẳng để sống và làm nhiệm vụ, ông quả thật là người hạnh phúc! 😀
—————
Sáng nay 200/9, nhân 11 năm ngày mất của Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, tại TPHCM nhiều bạn bè đồng nghiệp và những người yêu mến Phạm Xuân Ẩn đã có mặt tại Nhà sách First New để tham dự lễ ra mắt bức tượng Phạm Xuân Ẩn.
Đây là bức tượng do Nhà điêu khắc Lâm Xuân Nới thực hiện với chất liệu Sợi thủy tinh và đá Acrilic. Bức tượng khắc họa hình tượng nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn và chú chó King Dog theo tỷ lệ 1:1.
Để thực hiện bức tượng Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, nhà điêu khắc Lâm Xuân Nới đã mất hơn 2 năm mày mò, nghiên cứu cùng sự góp ý của nhiều bạn bè cũ và gia đình nhà tình báo. Giáo sư Larry Berman (người phác họa chân dung, sự nghiệp Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn qua một số cuốn sách về ông) ủng hộ toàn bộ nhuận bút thu được từ các cuốn sách chi phí cho bức tượng.
Cũng tại lễ ra mắt bức tượng Phạm Xuân Ẩn, ông Nguyễn Văn Phước- Giám đốc Firrst New cho biết các cấp lãnh đạo TPHCM cũng đang xem xét để đổi tên đường Công Trường Lam Sơn (Trước khách sạn Continental và cà phê Grival thuộc quận 1, nơi gắn liền với cuộc đời hoạt động tình báo của Phạm Xuân Ẩn) thành đường Phạm Xuân Ẩn.
Bức tượng Phạm Xuân Ẩn dự kiến được đặt tại con đường ngay sau khi được đổi tên. Cùng với một căn phòng đã được đặt tên Phạm Xuân Ẩn trong khách sạn Continental, khu vực này sẽ là nơi để mọi người có thể đến tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp lẫy lừng của vị tướng tình báo huyền thoại.
![]() |
Hai cuốn sách về Phạm Xuân Ẩn. |
Phạm Xuân Ẩn là một trong những vị tướng tình báo nổi tiếng nhất trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam. Trong vai trò là một phóng viên thường trú của hãng Reuter tại Sài Gòn từ những năm 60 thế kỷ trước, Phạm Xuân Ẩn đã cung cấp nhiều thông tin tình báo có giá trị, góp phần làm lên đại thắng mùa Xuân năm 1975, thống nhất đất nước.
![]() |
Phạm Xuân Ẩn nguyên mẫu. |
——————
http://thoibao.today/paper/ra-mat-tuong-thieu-tuong-tinh-bao-huyen-thoai-pham-xuan-an-2389003
Đọc thêm:
Một tình bạn đẹp
Sinh thời, Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn có thể không bao giờ ngờ rằng đến khi mình mất đi, vẫn còn một người bạn tri âm đi nhiều nơi để thuyết trình cuốn sách nói về cuộc đời mình – “X6 – Điệp viên hoàn hảo”, thậm chí lo kinh phí dựng thành phim và còn nhờ nghệ nhân đúc tượng tặng gia đình.
Người bạn tâm giao ấy là giáo sư (GS) người Mỹ Larry Berman – người được ông Ẩn chọn để viết sách về đời mình, người giữ đúng lời hứa với ông – sau khi ông mất mới công bố một số sự thật liên quan đến quá trình hoạt động tình báo của ông.
“Cuộc đời Phạm Xuân Ẩn còn hơn cả một nhà tình báo, điệp viên hay nhà báo. Ông là người hòa giải, hàn gắn mối quan hệ giữa hai nước Việt – Mỹ và luôn mong muốn tương lai tốt đẹp hơn” – GS sử học Larry Berman (Đại học Georgia, Mỹ) – tác giả của “X6 – Điệp viên hoàn hảo” – chia sẻ.
Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Thiếu tướng tình báo chiến lược Phạm Xuân Ẩn (20.9.2006 – 20.9.2016), GS Larry Berman đã đến Việt Nam để trao tặng bức tượng cho gia đình thiếu tướng. Bức tượng được thực hiện từ một phần tiền tác quyền cuốn sách. Một phần khác được ông trích ra để kết nối thực hiện bộ phim nhiều tập về Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.
Từ khi “X6 – Điệp viên hoàn hảo” xuất bản mới năm 2013, GS Larry Berman đã qua Việt Nam nhiều lần vừa để thu thập thông tin thực hiện bộ phim truyền hình nhiều tập về tướng Phạm Xuân Ẩn, vừa giao lưu với bạn đọc. Trong lần giao lưu mới đây tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (TPHCM) vào tháng 1.2016, GS Larry Berman chia sẻ: “Tôi rất xúc động khi trở thành tác giả người Mỹ đầu tiên được ông Phạm Xuân Ẩn chọn để viết về cuộc đời ông”.
Sau khi gặp tướng Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm 2001, suốt 2 năm sau đó, GS Larry Berman đã thường xuyên đặt vấn đề viết sách về cuộc đời ông. Chỉ đến khi phải nằm viện do phổi bị hư tổn nặng, thời gian sống không còn nhiều, Phạm Xuân Ẩn mới đồng ý lời đề nghị của GS Berman với hai cam kết đặc biệt: “Viết đúng sự thật những gì Phạm Xuân Ẩn đã kể và chỉ được xuất bản sách sau khi ông mất”.
GS Larry Berman cho biết, khó khăn nhất trong quá trình hoàn thành cuốn sách là làm sao phác họa chân dung Phạm Xuân Ẩn – một con người có thể sống hai cuộc đời khác nhau, mà cuộc đời nào cũng đẹp, cũng đều được nhiều bạn bè yêu quý. Trong suốt 15 năm (1960-1975) hoạt động tình báo, ông Ẩn ở sát cạnh những người bạn Mỹ, các nhà báo Mỹ, nhưng ông đều không bị họ nghi ngờ hay phát hiện. Sau chiến tranh, khi phát hiện ra sự thật, nhiều người trong số họ vẫn chia sẻ sự khâm phục, nói những lời tốt đẹp và vẫn tiếp tục muốn làm bạn với ông.
GS Larry Berman cũng chia sẻ tướng Ẩn chỉ kể cho ông nghe về một phần cuộc đời của mình. Ông tâm sự: “Tôi ước gì kiếp sau, tôi có thể làm giáo sư sử học Việt Nam để viết được một cuốn sách hoàn hảo nhất về ông Ẩn”.
———
http://thoibao.today/paper/mot-tinh-ban-dep-van-hoa-1106666
Xe của Phạm Xuân Ẩn cùng dàn xế cổ ở Sài Gòn
Chiếc Renault 4 CV từng được thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn sử dụng xuất hiện trước một khách sạn ở TP HCM, bên cạnh nhiều mẫu xe độc khác.
![]() |
Đây là chiếc Renault 4 CV được Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn thường xuyên sử dụng trong những điệp vụ tình báo. Renault 4 CV là chiếc xe bốn cửa, được sản xuất bởi hãng Renault của Pháp từ năm 1947 đến 1961. |
![]() |
Chiếc Austin Healey 3000 thứ hai tại TP HCM. Model thứ nhất có màu xanh nhạt, trong khi mẫu xe này được sơn màu bạc còn khá mới. |
![]() |
Austin Healey 3000 là mẫu xe thể thao đến từ Anh quốc, ra đời trong giai đoạn từ 1959 đến 1967. Xe được trang bị động cơ 150 mã lực, 6 xi-lanh thẳng hàng dung tích 2.991 cc. |
![]() |
Xe Lincoln Continental thế hệ thứ 4, sản xuất trong giai đoạn 1961-1969. Đây là dòng xe được nhiều đời tổng thống Mỹ ưa chuộng, sau này mới chuyển sang Cadilac. |
![]() |
Citroen 2CV có sức mạnh bằng hai con ngựa. Xe được trang bị động cơ đặt trước, lần đầu xuất hiện năm 1948 và sản xuất tới năm 1990. |
![]() |
Citroen DS, dòng xe thể thao nổi tiếng của Pháp, từng phổ biến trên đường phố Sài Gòn trước đây. Chiếc xe này được chủ nhân vẽ lên thân những công trình mang tính biểu tượng của Sài Gòn như nhà thờ Đức Bà, thương xá Tax… |
![]() |
Một chiếc Citroen DS khác được sơn màu trắng trang nhã. Tuy nhiên đa phần xe Citroen ở Việt Nam được phục dựng, rất hiếm xe còn giữ được nguyên bản. |
![]() |
Hai chiếc xe “con bọ” Volkwagen Beetle. Đây là một trong những mẫu xe phổ biến nhất trên thế giới. |
![]() |
Dàn xe cổ nối đuôi nhau trên đường phố. Dẫn đầu là Ford Mustang, tiếp theo là Citroen DS và cuối cùng là hai chiếc Beetle. |
![]() |
Mini Cooper, dòng xe siêu nhỏ được sản xuất bởi nước Anh. Mẫu xe này được nhiều người yêu thích bởi kiểu dáng gọn nhẹ, phù hợp với đường phố. |
![]() |
Những chiếc xe cổ xếp hàng tại góc đường Nguyễn Du và Công Xã Paris. Hiện nay, phong trào chơi xe cổ tại Sài Gòn khá phát triển. Có rất nhiều hội nhóm đam mê. Họ cùng nhau xuất hiện ngày cuối tuần hoặc trong những tour dã ngoại. |
Giáo sư người Mỹ tặng tượng Phạm Xuân Ẩn cho đường sách
Một người Việt trầm lặng’ – sách về Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn
Tác giả: Tam Kỳ
——————
Ấn phẩm của tác giả Jean-Claude Pomonti về nhà tình báo lỗi lạc được tái bản với tên mới. Giải Trí
Tác phẩm Một người Việt trầm lặng (tên gốc tiếng Pháp: Un Vietnamien bien tranquille ) của Jean-Claude Pomonti khai thác tiểu sử nhà tình báo nổi tiếng của Việt Nam. Sách từng được ấn hành năm 2007 với tên Một người Việt Nam thầm lặng (Nhà sách Kiến Thức và NXB Thanh Hóa , bản dịch của Nguyễn Văn Sự). Công ty sách First News và NXB Tri thức vừa tái bản với tác phẩm với tên mới.
![]() |
Bìa sách “Một người Việt trầm lặng”. |
Jean-Claude Pomonti là đồng nghiệp của Phạm Xuân Ẩn trong thời chiến. Từ trải nghiệm thực tế đời sống báo chí, tác giả đưa ra kiến giải của ông về nhân vật, đặt tiểu sử nhân vật vào bối cảnh “dầu sôi lửa bỏng” của thời cuộc qua lối dẫn dắt như một tiểu thuyết trinh thám.
Tác giả viết: “Ẩn buộc phải tự giam mình trong thế giới tình báo đầy bí ẩn quanh co ở Sài Gòn, nơi có những hang ổ xen lẫn. Ông phải canh chừng những điệp viên hai mang, những kẻ bám đuôi, những người có nhiệm vụ thử thách hay theo dõi mình. Ông còn phải hoàn thành một công việc khó khăn hơn cả là giải thích tài liệu đã thu thập được, phân biệt đâu là tài liệu giả đâu là tài liệu thật, tránh những âm mưu cung cấp tin để đưa mình vào bẫy. Nhưng chính những tài liệu ông chuyển về miền Bắc đã khiến tướng Võ Nguyên Giáp đã phải thốt lên: Cứ như đang ở trong phòng điều hành tác chiến của Mỹ”.
Những trang viết của Jean – Claude Pomonti là một lược thuật tiểu sử tinh gọn với nhiều tình tiết gợi mở. Cuộc đời, lý tưởng của nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn hiện lên phía sau những dòng chữ sống động. Sự nhân ái, thành tín với bạn bè, đồng nghiệp không phân biệt chiến tuyến của nhân vật được đặc tả khá chi tiết.
![]() |
Cuốn sách mô tả không khí đời sống Sài Gòn thập niên 1960 -1970 như một mảng tư liệu miền Nam thời chiến. |
Trước đó, nhiều cuốn sách của giới nghiên cứu, học giả, ký giả Mỹ viết về Phạm Xuân Ẩn như Điệp viên Z.21 – Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ ( Thomas Bass) hay Điệp viên hoàn hảo ( Larry Berman). .. Jean-Claude Pomonti từng là phóng viên thường trú của tờ Le Monde (Pháp) ở Sài Gòn đầu thập niên 1970. Ông nhìn về chiến cuộc tại miền Nam theo một trục nhìn độc lập. Ông đã viết nhiều bài báo chống lại sự can thiệp của người Mỹ, chống lại sự phi lý của cuộc chiến đã gây nhiều tổn thất cho người dân Việt Nam.
Ngoài cuốn Một người Việt trầm lặng , Jean-Claude Pomonti từng phát hành nhiều sách về Việt Nam .
—————
. |
Bạn phải đăng nhập để bình luận.