Tác giả: Phùng Cung
.Cái tên làng Vân Cốc quê ông bây giờ nghe nó xa xôi lắm! Ngày trước, biết tên Vân Cốc là biết đến họ Thẩm nhà ông. Biết họ Thẩm là biết đến nghề ca trù nổi tiếng lâu đời. Khi cái tên Vân Cốc được đổi thành Toàn Thắng – Toàn Thắng lên ngôi son! Tất cả những cái gì trước nó đều được quét sạch; huống hồ là họ Thẩm với ca trù. Hai vợ chồng lấy làm thương lắm! Thảng thốt nhớ lại, tựa hồ nhớ lại một bản án bất lương với bao nhiêu tiền sự mà đều do tiếng đàn, tiếng phách gây nên; nếu không muốn nói rõ tội danh là kéo lùi, thì cũng là ghìm chân của bước đi lịch sử! tất cả đã được ghi rõ trong sổ đen của thời điểm! tất cả đã được treo, bêu lủng lẳng trên giá xử giảo của dư luận! Những gì được mệnh danh là xấu xa, mà cứ âm thầm nuối tiếc, có khác gì đưa đầu vào bẫy – dại dột nhường này thì ắt là số mệnh, là «Nghiệp».
.KD: Ngay sau khi đưa bài viết về Triết gia Trần Đức Thảo lên mạng, bạn bè gửi cho bài viết này, nói về số phận ca trù và những đào, những kép chìm nổi với ca trù- một thời dâu bể đắng cay, bởi những ấu trĩ, cuồng tín về chính… mình. Đâu biết vẫn là dưới đáy giếng của văn minh, văn hóa 😦
———————
Ông ơi! – tiếng gọi thì to – cái thằng mặt dầy sang làm gì đấy? – tiếng hỏi thì nhỏ dần. Bà Khuê vợ ông Tư Chản vừa từ chợ Phùng về đến lối rẽ đầu bờ ao, nhìn thấy người mà bà không ưa, từ sân nhà bà qua lối bờ ruộng khoai sọ nhà thím Vượng đi tắt lên thẳng gốc gạo đầu xóm. Ông Tư Chản, đang bận tay phía sau nhà, ông quành về đứng đầu hỏi lại:
– Ai? Thằng mặt dày nào? – Vừa hỏi ông Tư Chản vừa nhăn nhăn nhìn vợ.
Bà Khuê tuy vẫn còn bực, nhưng lại tủm tỉm pha trò:
– Thằng nào ăn béo thì mặt dày! Nó đến hỏi gì nhà này?
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.