Bỏ sổ hộ khẩu: Tại sao không?

Quản lý bằng sổ hộ khẩu đã lỗi thời và cần thay thế
Quản lý bằng sổ hộ khẩu đã lỗi thời và cần thay thế

Tiếp tục đọc

Cô gái ngoại quốc “vạch trần” 6 điều kỳ cục mà bạn sẽ tìm thấy ở Việt Nam

Tác giả: Nguồn Soha.vn

Cô gái ngoại quốc có tên Blossom và bài viết trên blog cá nhân về Việt Nam đang khiến nhiều người khá thích thú. Liệu rằng cô gái này đã thấy được những gì ở Việt Nam?
 
————— 
Việt Nam là đất nước của sự tuỳ tiện. Từ bà bán hàng ăn sống trước cửa căn hộ của bạn, sáng nào cũng băm chặt từ 5h sáng khiến bạn tỉnh giấc, từ ông chở gà bạn gặp trên phố, trên xe chằng phải đến cả trăm con, cho tới người phụ nữ ngồi trước quán Bia Hơi, vừa nhiếc móc bạn vừa ngoáy mũi

Dù trải nghiệm của bạn có tốt hay xấu ở đây thì tôi tin bạn sẽ chẳng bao giờ buồn chán. Và đây là sáu điều kỳ cục tôi đã cảm nhận được ở Việt Nam

Tiếp tục đọc

Xì phé với Bùi Giáng

Tác giả: Từ Kế Tường
.
Ông là một nhà thơ điên, điều này ai cũng biết. Nhưng điên kiểu Bùi Giáng thì thuộc dạng xưa nay hiếm, bởi ông điên rất thi sĩ và Bùi Giáng thi sĩ là một “ngôi sao” trong trường phái điên mà chỉ có ông đứng riêng một góc trời.
.
KD:  Nhưng chắc chắn, Cụ Thơ tài tình và tài danh này sẽ còn làm cho hậu thế tốn nhiều giấy mực  😀
————–
 
 Ở miền Nam trước năm 1975, Bùi Giáng là một hiện tượng của giới văn nghệ Sài Gòn.
 

Bùi Giáng không tốt nghiệp đại học nhưng lại làm “giáo sư” dạy học một thời gian, là nhà nghiên cứu, khảo luận, dịch thuật và nhất là làm thơ. Ông dịch nhiều tác phẩm nổi tiếng của các tác giả tên tuổi trên thế giới, viết khảo luận đông tây kim cổ và đặc biệt là làm thơ nhanh như chớp bất cứ ở đâu, trong trường hợp nào. Hầu hết thơ của ông là thơ… tán gái, mà toàn là gái đẹp bởi Bùi Giáng yêu toàn những mỹ nhân trong nước và trên thế giới. 

Tiếp tục đọc

Ông Ngô Đình Nhu – Một nhân tài

Tác giả: Phan Trí Đỉnh
.
KD: Trước đây, Văn hóa Nghệ An cũng từng có một bài viết về ông Ngô Đình Nhu, với nhiều tư liệu. Đánh giá một nhân vật phía bên kia khách quan, và công tâm, chỉ càng chứng tỏ thái độ tôn trọng lịch sử, văn hóa và văn minh, đàng hoàng. Vậy thôi. Mình thích thái độ này. Và rất ghét sự xuyên tạc, cả bên này hay bên kia. Vì với mình, là người cầm bút, sự thật, chỉ sự thật mà thôi!
.
Tuy nhiên, vì những lý do tế nhị, bài viết này mình không muốn đưa lên FB, để tránh những lời bàn loạn, “chém gió” mệt đầu. Mà chỉ lưu lại như một tư liệu để bạn đọc tham khảo  😀
—————–
Từ trước tới nay, chúng ta chỉ biết tới nhân vật Ngô Đình Nhu (1910-1963) với những hoạt động của ông trong lĩnh vực chính trị. Cuộc đảo chính cuối năm 1963 ở miền Nam Việt Nam đã chấm dứt chế độ “gia đình trị” của anh em nhà họ Ngô. Đã có nhiều bài phóng sự, nghiên cứu, sách, phim truyền hình của một số tác giả Việt Nam và nước ngoài lột tả nhân vật này dưới vai trò của một “cố vấn chính trị”.

Nhưng ngoài vai trò đó, rất ít người biết rằng Ngô Đình Nhu là một trong số rất ít người Việt Nam tốt nghiệp tại một trường danh tiếng của Pháp chuyên đào tạo các Lưu trữ viên – Cổ tự; đó chính là trường Cổ tự học Quốc gia (Ecole Nationale des Chartes). Cái tên Ngô Đình Nhu vẫn còn gắn với lịch sử Lưu trữ Việt Nam đến tận hôm nay.

Tiếp tục đọc

Ông Hồ Chí Minh và ông Ngô Đình Diệm[i]

Tác giả: theo FB Phan Trí Đỉnh

.KD: Họ (những nhân vật lịch sử cả hai phía) đều đã là người thiên cổ. Đánh giá cả hai phía một cách công bằng, khách quan đều đòi hỏi sự đọc, nghiên cứu và nắm chắc thông tin đầy đủ. Nhưng mình tin họ- những nhân vật lịch sử đó, có tầm, có đầu óc, có tư duy hơn người, họ hiểu nhau. Chỉ tiếc, Lịch sử nước Việt này đã có những trang đau đớn, mãi mãi không thay đổi được. Và đáng tiếc hơn, những gì hôm nay có thể thay đổi được, lại rất… trầm luân.

.Vì con người mỗi thời cuộc lịch sử quá khác nhau, và nhân tài nước Việt hầu như vắng bóng từ lâu   😦   😦   😦

—————- 

Ngày 2 tháng 11 năm 1963 là ngày ông Ngô Đình Diệm bị sát hại cùng em trai Ngô Đình Nhu. Hôm nay là 54 năm ngày mất của hai ông.

Những ngày tết Nguyên đán năm Quý Mão ( 1963 ), có một cành đào của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vào Nam thông qua Uỷ ban Quốc tế tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Cành đào được trang trí lộng lẫy và trưng bày tại phòng khánh tiết của Tổng thống chính quyền miền nam Việt nam. Thiệp chúc mừng năm mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh ghi rõ: “Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà kính tặng, chúc tết Tổng thống Việt Nam Cộng hoà”.

Xem thêm: Cuốn ” A Death In November: America In Vietnam 1963” của bà Tiến sĩ Ellen Hammer có đoạn:

Tiếp tục đọc

Chân dung 7 lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc

Tác giả: Minh Phương (báo Dân trí)

7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung quốc khóa 19 hôm 25/10 đã ra mắt báo giới lần đầu tiên sau Đại hội đảng lần thứ 19.

————– 

7 thành viên Thường vụ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Theo đó, ban lãnh đạo mới này gồm các ông: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Lật Chiến Thư (Li Zhanshu), Triệu Lạc Tế (Zhao Leji), Uông Dương (Wang Yang), Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) và Hải Hàn Chính (Han Zheng).

Tiếp tục đọc