Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ với Chủ tịch và bình luận của giới học giả

Tác giả: Trọng Giáp và Phan Nguyên (Biên dịch)

KD: Một bạn đọc của Blog KD/KD bình về việc này như sau: Việc “Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ với Chủ tịch” khiến Thuyết “3 độ tuổi” gần hơn với hiện thực.

Xin đăng cả ý kiến giới học giả bàn về vấn đề này để bạn đọc chia sẻ- Nguồn: Richard McGregor, “Xi won’t go”, China File, 25/02/2018.

Title bài, chủ Blog xin bổ sung  😀

——————-

Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn tối đa hai nhiệm kỳ với Chủ tịch và Phó Chủ tịch.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Xinhua.

Ủy ban đề xuất bỏ điều khoản “không phục vụ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp” khỏi hiến pháp, Xinhua hôm nay đưa tin. Trung Quốc hiện giới hạn người giữ chức chủ tịch và phó chủ tịch trong hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ dài 5 năm. Động thái có thể mở đường cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục giữ chức sau năm 2023.

Tiếp tục đọc

Giá cả- thị trường và vai trò Nhà nước

Tác giả: Tô Văn Trường

Để giải quyết nhằm chấm dứt các nguyên nhân và nguy cơ xung đột cần sớm có một chính sách quản lý sử dụng đất phù hợp, trong đó điểm quan trọng là giá cả phải minh bạch và chính đáng, bàn tay bà đỡ của nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng (Tô Văn Trường)

KD: Tác giả Tô Văn Trường vừa gửi cho Blog KD/KD bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————-

Ảnh minh họa: Dapa.ciat.cgiar.org

Giá cả là chuyện hết sức phức tạp, giá đất là một trong số ít loại giá phức tạp nhất. Giá cả là mức thỏa thuận thanh toán giữa người mua và người bán (có thẩm quyền và được tự do trong định đoạt việc bán-mua). Như vậy, có liên quan đến vấn đề sở hữu của nhân dân. Còn giá cả nhà nước định ra là để đền bù hoặc trưng mua cho công việc chung và tính thuế. Tức là nên có giới hạn áp dụng. Tiếp tục đọc

Với Anke và bạn bè…

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Buổi trưa HN những ngày đầu Xuân, mưa bụi ẩm ướt và lãng đãng như sương khói, bên những người bạn- thật bình an…..

—————–

Vừa hoay hoay chụp kiểu ảnh bên bình hoa lay ơn màu đỏ mà mình rất thích vì sức sống bung nở của nó, nhận điện thoại của Cá Cử (Nguyen Trong Cu): Chị ơi! Mời chị đến Nhà hàng Thác Bạc ăn cơm với em, Anke, Hoàng GS và Mậu Tiến sĩ nhé!

Anke là “người bạn đời” của chàng, Tết này vừa cùng một đoàn khách Đức về VN, vừa đi du lịch vừa thăm thú trang trại các nơi theo kế hoạch. Nàng là người Đức nhưng phẩm chất còn “phương Đông” hơn nhiều người phụ nữ phương Đông, nói tiếng Việt rất giỏi, rất chuẩn, tính tình hiền dịu, dễ thương. Hiếm có một người vợ nào như Anke được bạn của chồng- Hoàng GS, Mậu TS và mình, yêu quý và trân trọng đến vậy Tiếp tục đọc

Bài học về sự nổi giận của người Việt!

Tác giả: Xuân Dương

Người Việt trải mấy nghìn năm lịch sử, cay đắng và oanh liệt song hành, ngoại bang xâm lược nào cũng đánh thắng, chỉ thua mỗi chính mình (XD).

KD: Thực tiễn cho thấy người Việt chỉ tài giỏi trong đánh nhau với những mẹo mực tiểu tiết, bất ngờ, ở góc độ nào đó, phản chiếu tư duy tiểu nông. Cũng với tư duy tiểu nông đó trong hòa bình, thì rất khó mà thắng, và ở góc độ nào đó, cái tư duy tiểu nông đó phản chiếu rất đậm, rất “có tầm” trong cách nghĩ gia trưởng, duy ý chí, đặc biệt phản chiếu ở hiện tượng lợi ích nhóm. Vận mệnh QG vì thế rất mong manh. Vì duy ý chí và lợi ích nhóm thì sẽ không có được một thể chế văn minh, khoa học.
————– 

Nước Việt ta kể từ ngày dựng cờ lập quốc, vung gươm mở cõi, chưa bao giờ nước rộng, người đông như ngày nay.

Người Việt trải mấy nghìn năm lịch sử, cay đắng và oanh liệt song hành, ngoại bang xâm lược nào cũng đánh thắng, chỉ thua mỗi chính mình.

Trong chiến tranh giữ nước, người Việt có đủ đức hy sinh, tình đoàn kết và niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng.

Quyền lực trị quốc và vai trò Quân vương

Tiếc thay, và có lẽ đó cũng là điều tiếc nhất, trong gần nửa thế kỷ xây dựng kinh tế người Việt dần đánh mất niềm tin vào một bộ phận (khá đông đảo) những người lãnh đạo cũng như không ít định hướng sai lầm trong chỉ đạo, điều hành.

Tiếp tục đọc

Từ Nguyễn Trường Tộ tới bộ ngũ: “Vĩnh-Quỳnh-Tốn-Tố-Khôi” – Bài 9

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh
.
KD: Mình không theo dõi được vệt bài này. Bạn bè gửi cho bài viết về 05 học giả khả kính có số phận khác nhau nhưng đều… đáng buồn. Bài viết như một tiếng than! Vì sao. Xin hãy đọc từng số phận
—————–
.Bộ ngũ học giả với kết cục đáng buồn

5 vị thượng thư tân học (Khải, Quỳnh, Toản, Diệm, Đoàn)

Năm 5 vị thượng thư tân học Hồ Đắc Khải, Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Ngô Đình Diệm, Bùi Bằng Đoàn. Chỉ có cụ Phạm Quỳnh là có số phận bi thảm

Năm vị học giả nổi tiếng từ trước 1945

Đây là các trí thức, không những vậy, mà họ còn đạt tới trình độ học giả, cùng yêu nước theo cách đấu tranh ôn hòa (con đường Phan Chu Trinh). Họ thuộc thế hệ 3, nghĩa là hoạt động chủ yếu trước 1945. Cùng thế hệ 3, nhưng chọn cách đấu tranh bằng bạo lực là cụ Nguyễn Ái Quốc, theo con đường Phan Bội Châu. Dù vậy, trước 1945 hai bên vẫn hiểu nhau, quan hệ thân mật và tôn trọng nhau. Vậy mà trí thức thế hệ 4 và 5, nếu yêu nước bằng đấu tranh bạo lực, đã bôi nhọ, kể cả kết tội, thậm chí giết hại, thế hệ cha-chú mình thuộc phái ôn hòa. Đó là chuyện sau 1945 – khi phái bạo lực giành được quyền lực chính trị.

Tiếp tục đọc

Phản hồi bài viết “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả”

Tác giả; Tô Văn Trường (Chuyên gia độc lập về Tài nguyên nước và Môi trường)

KD: Tác giả Tô Văn Trường vừa gửi Blog bài viết này- phản biện những ý kiến của bác sĩ Ngô Thế Vinh xung quanh vấn đề xây đập ngăn mặn. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

Mình chỉ không hiểu một bác sĩ, sao lại đi viết về vấn đề thủy lợi  😀

—————

Trên trang Bauxite VN ngày 13-2-2018 có bài viết của bác sĩ Ngô Thế Vinh đầu đề “Cống đập chặn mặn gây rối loạn hệ sinh thái và những cái giá phải trả” phê phán việc xây đập ngăn mặn chặn dòng Cửu Long mà người chủ  trương là các nhà lãnh đạo và cán bộ nông nghiệp Miền Bắc không hiểu đặc điểm của thiên nhiên và con người ở đồng bằng sông Cửu Long.

 Đây không phải là bài viết khoa học mà chỉ là dạng tương tự như phóng sự do tác giả ghi lại cảm nhận khi đi quan sát một số địa điểm thực tế và các ý kiến thu nhận được để đưa ra những nhận định chủ quan về tác động bất lợi của chương trình và các công trình thủy lợi mới được triển khai sau năm 1975, nhưng không đưa ra các minh chứng, phương pháp luận khoa học nào thuyết phục.  Do đó, những người đọc quan tâm đến vấn đề này cũng dễ có những cảm nhận trái chiều: nếu gặp nhóm người dùng kiến thức suy luận đơn giản có ý kiến là tác động xấu thì sẽ gây nhận định tiêu cực, nếu gặp người hưởng lợi từ các dự án ngăn mặn thì sẽ có nhận định ngược lại, những người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực này thì thấy còn thiếu dữ liệu và kết quả phân tích. Giống như vào lúc này, nếu đi làm một phóng sự về chính sách của Tổng thống Donald Trump ở Mỹ thì có thể tìm được cả ngàn  người chỉ trích, mà ngược lại cũng có cả ngàn người ca ngợi, chưa có cơ sở xác nhận luồng ý kiến nào là đúng.

Đối tượng nêu trong bài báo là môi trường bề mặt ở đồng bằng sông Cửu Long một vấn đề về điều kiện tự nhiên. Ở mức độ thường thức hiện nay mọi người đều hiểu được rằng, các hiện tượng tự nhiên luôn không ngừng vận động mà con người nhờ kiến thức thực tiễn và khoa học ngày càng nắm vững/hiểu rõ các quy luật vận động của từng hiện tượng để phòng tránh tác hại hay khai thác chúng hợp lý như nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất và nhu cầu phát triển xã hội. Các giải pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên luôn luôn có cả hai mặt lợi và hại, do đó khi đánh giá một đối tượng để khách quan và khoa học, phải thu thập được tối đa cơ sở dữ liệu liên quan đặt vào bối cảnh lịch sử (kinh tế-xã hội) cụ thể và có công cụ với mức tin cậy cho phép thực hiện bài toán “trade off“ phân tích “được và mất“ để từ đó lựa chọn được giải pháp tối ưu với tổ hợp các yếu tố cần sử dụng để làm sao cái được là lớn nhất, và cái mất là ít nhất, bởi vì khi con người tác động  vào tự nhiên, không bao giờ cho ta được tất cả.

Về quan điểm và nhận thức phản biện là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội nên ý kiến của tác giả Ngô Thế Vinh ở góc độ truyền thông thường thức là đáng trân trọng. Tuy vậy phản biện, đặc biệt là phản biện một vấn đề hay một đối tượng khoa học, thì cần phải dựa trên các bằng chứng từ kết quả phân tích bằng những công cụ khoa học tin cậy và phải tránh đưa vào những nhận định từ dẫn chứng quan sát đơn giản với cảm xúc cá nhân. Về điều này, người đọc nhận thấy trong bài viết của tác giả Ngô Thế Vinh còn khá nhiều hạt sạn. Chính những hạt sạn- thiếu luận cứ và phương pháp khoa học đó đã làm phản biện của tác giả bài báo chưa thuyết phục và mất đi tính khách quan.

Nhìn lại qúa trình phát triển nông nghiệp và thủy lợi ở đồng bằng Sông Cửu Long.

Tiếp tục đọc

GS Nguyễn Tiến Dũng: Nếu không kiểm soát, VN dễ bùng nổ hàng chục ngàn “Giáo sư chim chuột”

GS Nguyễn Tiến Dũng: Nếu không kiểm soát, VN dễ bùng nổ hàng chục ngàn "Giáo sư chim chuột"

Tiếp tục đọc

GS Nguyễn Tiến Dũng: Hiện tượng “ngụy khoa học” Phùng Xuân Nhạ

Tác giả: theo FB Nguyễn Tiến Dũng, GS Đại học Toulouse, CH Pháp

Đây là toàn văn bài báo cáo sơ bộ về hiện tượng ngụy khoa học Phùng Xuân Nhạ, một ca điển hình của nền giáo dục Việt Nam (Nguyễn Tiến Dũng).

KD: Trong một XH “hư học” (từ của GS Hoàng Tụy), quá trọng “hư danh”, chiếc ghế quyền lực (đạt tới bằng mọi cách) được nghiễm  nhiên minh định là tài năng, gắn với đặc lợi, thành cụm từ “đặc quyền- đặc lợi”, thì hiện tượng “ngụy khoa học” không phải hiếm và … quý, chỉ là chuyện đ/c bị lộ giữa nhiều đ/c chưa bị lộ mà thôi. Chỉ buồn cho đất nước, sẽ cứ lận đận mãi trong vòng tụt hậu bởi những “ngụy khoa học, ngụy quân tử” kiểu này

Title bài, chủ Blog xin đặt

—————–

(Sau khi gửi cho GS Trần Văn Nhung sáng nay 18/02/2018, tôi chỉ sửa lại chút xíu mấy câu phần kết luận cho nó rõ thêm thôi, về cơ bản là vẫn thế).

Xin mời mọi người phổ biến đến tất cả các nơi và gửi cho các quan chức Việt Nam (Ai muốn có bản PDF thì pm cho tôi). Nhân dân Việt Nam có quyền được biết, Chính phủ Việt Nam có nhiệm vụ cần được biết và cần giải quyết.

Nếu ông Phùng Xuân Nhạ muốn chứng minh mình có đạo đức nghề nghiệp và xứng đáng danh hiệu GS, tôi sẵn sàng đồng ý chất vấn công khai ông ấy. Tiếp tục đọc

Tháng Xoan…

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

KD: Vẫn còn hương Xuân vương vất. Muốn đăng lại bài thơ cũ này. Một thời trẻ trung tràn đầy năng lượng sống đẹp, sống thật thú vị, đầy men say …. 😀
———–
Đã thấy hoa xoan hây hây nở
Tím biếc chiều xuân ửng ửng hồng
Đã thấy nụ yêu thầm thì mở
Một con thuyền ngang dọc giữa đục trong
.
Đã thấy ngọt lành lời dâng tặng
Tháng xoan xoan cả lối đi về
Đã thấy lòng thành trong cõi lặng
Hương xoan thấm thía giấc hương quê

Tiếp tục đọc