Kinh tế ngầm và … những chữ “nếu”

Tác giả: Tô Văn Trường

Để lột tả hết “thế giới” của loại kinh tế ngầm có thể chia thành hai hạng/ loại khác nhau trên 3 tuyến chủ thể: (1) Tuyến người dân làm ăn trốn thuế tự phát, tự nhiên (do Nhà nước không quan tâm, để ý) nên nó cứ thế, tồn tại như nấm dại nhưng mang tính sinh nhai, sinh kế tự nhiên. (2) Quan chức ăn chặn của dân (kể cả người làm ăn nhỏ), doanh nghiệp (như bắt cung phụng, cung ứng các khoản chi tiêu, bắt cắt khoản tiền dự án mà ta gọi là “cắt ngọn”, buộc phải chia % cổ phần…) hoặc moi móc từ ngân sách nhét “đầy túi tham”; (3) Hoạt động Maphia như rửa tiền, buôn lậu vũ khí, ma túy… để kiếm các khoản kếch xù, có hoặc không có sự tham gia của quan chức nhà nước.

Kinh tế ngầm tự nó có tiềm năng lớn về vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Vì thế, cần có luật pháp khống chế, hạn chế, xóa bỏ, xử lý vi phạm. Nhưng đã gọi là “ngầm” nên nó lắm ngóc ngách, rễ, cành… khắp nơi, khó phát hiện, dễ được bao che bởi các nhóm lợi ích, ông lớn, cơ chế hội phường… Nếu không có hệ thống luật pháp làm thước đo tiêu chuẩn, không có “bộ máy tinh vi” để vận hành cơ chế hoạt động kinh tế, giám sát, kiểm tra, không có xã hội trong sạch làm môi trường thanh lọc, rửa sạch, hay không có nhân viên công lực liêm chính để thực thi pháp quyền thì rất khó triệt hủy (Tô Văn Trường)

KD: Tác giả Tô Văn Trường vừa có bài viết gửi Blog. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Title bài, chủ Blog xin được đặt lại  🙂

————-

Trước hết, chúng ta nên làm rõ với nhau định nghĩa kinh tế ngầm là gì, rồi mới nên bàn đến đối sách. Kinh tế ngầm (The Shadow Economy- Undergroud/Black  Activity)  hay kinh tế phi chính thức (Informal Activity) thì luôn tồn tại ở mọi quốc gia. Không nên cho mọi hoạt động kinh tế không kiểm soát được và loại hình kinh tế không cần kiểm soát vào một rọ chung là kinh tế ngầm. Tiếp tục đọc