Ngày xuân, thử nghĩ lại về làng

Tác giả: Nguyên Ngọc

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này, một bài viết thú vị, bổ ích cho các nhà nghiên cứu nên quan tâm đến Làng- cả thời hưng thịnh lẫn suy vong

————-

Tôi sẽ bắt đầu bài viết này (lại là trong ngày đầu xuân, tôi xin lỗi vậy) bằng một nhận xét có thể gây sốc. Nhận xét ấy thế này: có phải một số tác phẩm văn học từng và còn rất nổi tiếng, thuộc dòng văn học hiện thực (hay “tả thực”) cũng từng rất nổi tiếng ở ta một thời, đã góp phần không ít khiến người đọc, tức là mỗi chúng ta và cho đến tận nay, thường nuôi một định kiến chẳng mấy hay ho, nếu không nói là khá xấu về làng, làng quê Việt Nam. Những Khao của Đồ Phồn, Việc làng và Tắt đèn… của Ngô Tất Tố…, cho đến cả Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường cùng những phóng sự nổi tiếng của Phùng Gia Lộc, Võ Văn Trực, Trần Huy Quang, Ngô Ngọc Bội… thời sôi nổi văn học đổi mới… Phải nói ngay đó là những tác phẩm thật hay, và cái tình trạng nông thôn, cụ thể là các làng quê tăm tối, nhầy nhụa chúng phơi bày ra và mạnh mẽ tố cáo, là hoàn toàn hiện thực. Giá trị nghệ thuật của chúng, tác động xã hội và chính trị của chúng là to lớn, chắc chắn không thể phủ nhận…

Tiếp tục đọc

CHIỀU NĂM CŨ- SÁNG XUÂN MỚI

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

—————-

Chỉ còn vài giờ nữa, Xuân Mậu Tuất sẽ về.

Năm Đinh Dậu qua, với mình liên miên là thử thách, thậm chí khắc nghiệt, khắc nghiệt đến mức tổn thương cả thể chất, tâm lý lẫn tinh thần. Không còn cách nào khác, phải thích ứng và vượt qua để bước đi với một tâm thế hiểu biết, bình thản và… mỉm cười, dù có những khi mình đã rơi nước mắt.

Nhưng Xuân mới đang về. Xin chúc tất cả bạn đọc, bạn bè, CTV thân thiết và những Yêu thương ruột thịt của mình một năm mới mạnh khỏe, tràn đầy năng lượng sống, làm việc hữu ích và hạnh phúc.

Nhớ tới bài thơ này :

CHIỀU NĂM CŨ

Em sững sờ trước kỷ niệm xưa

Đón đợi em trong chiều năm cũ

Vui buồn, đau, giận hờn những đêm Hồ Tây sóng vỗ

Lại về đây trước thời khắc giao mùa
.

Chợ hoa đào mời mọc đón đưa

Ta chen chân trong vòng xoay vũ trụ

Bé nhỏ giữa hồng hoa và tinh tú

Gặp mênh mông thân phận kiếp đời.

 

Tiếp tục đọc

Phong vị Tết: Áo dài cho ký ức xưa

Tác giả: Saomai Pham

KD: Bạn đọc Saomai Pham gửi cho Blog bài viết naỳ. Dù mặc đầm hay quần tây  😀  , thì áo dài vẫn là một loại y phục mình thích và trân trọng nhất. Nhưng có nhiều bộ chỉ mặc 1-2 lần rồi treo vì lại thích …may bộ mới. Và mình không kén chọn hàng hiệu vì “Y phục xứng kỳ đức”. Có những tấm vài màu sắc rất giản dị, thậm chí “già”, vậy mà mặc vẫn rất đẹp, trang nhã và sang trọng, vừa ý và thích thú.

Xuân sắp về rồi. Bỏ lại mọi lo toan, bận bịu, mệt mỏi buồn bã… , xin đăng bài viết này để bạn đọc thư thái, về một quan niệm thẩm mỹ- áo dài VN

————–

Hình minh họa: Ba thiếu nữ và áo dài. Tranh của Họa sĩ Tô Ngọc Vân (1940).

Tôi là một phụ nữ cổ điển và bảo thủ trước những giá trị và chuẩn mực đã được thời gian chắt lọc mà có được. Một trong những giá trị đối với tôi là bất di bất dịch, là niềm hãnh diện không gì có thể diễn tả nổi trước bạn bè năm châu, ấy là chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam.

Với riêng cá nhân mình, tôi thấy tôi hợp với những tha thướt mềm mại vốn có của chiếc áo dài. Tôi hợp với những chất liệu lụa tơ tằm, mà chỉ lụa, không thêu rồng vẽ phượng, không vẽ hoa sen, không trưng phố cổ… Không gì cả. Chỉ giản đơn, thuần túy là tà áo dài đơn sắc hoặc hoa nhỏ li ti mềm mại phối với quần lụa đen hoặc quần lụa trắng mà thôi! Tiếp tục đọc

VN: Sách về ‘người đi tù vì hát nhạc vàng’ bị đình chỉ

 Bản quyền hình ảnh Other

Một nhạc sĩ nói với BBC rằng việc tạm dừng phát hành cuốn hồi ký của ông ‘Lộc Vàng’ cho thấy là phía tuyên giáo vẫn muốn “ôm chặt một hệ thống tư tưởng cố cựu.”

Sách vừa bị tạm dừng phát hành là cuốn ‘Cung Đàn Số Phận’ của tác giả Kỳ Duyên/Kim Dung, do Công ty Alpha Books ở Hà Nội liên kết với Nhà xuất bản Hội Nhà Văn in và phát hành.

Cuốn hồi ký kể về nỗi đoạn trường của ông Nguyễn Văn Lộc, người có nghệ danh ‘Lộc Vàng’ hồi thập niên 1960 gắn bó với dòng nhạc tiền chiến và những nhạc phẩm của Văn Cao, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Đặng Thế Phong, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Thương… Tiếp tục đọc

THÔNG BÁO VỀ VIỆC TẠM DỪNG PHÁT HÀNH CUỐN SÁCH “CUNG ĐÀN SỐ PHẬN”

Tác giả: Sống

KD: Sáng nay vừa đọc được thông báo này trên mạng XH. Xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ 

—————

Theo công văn số 15/NXBHNV cấp ngày 5/2/2018, cuốn sách ”Cung đàn số phận” do tác giả Kim Dung/Kỳ Duyên chắp bút tạm thời dừng phát hành để Nhà xuất bản Hội nhà văn thẩm định lại toàn bộ nội dung.

Việc thông báo dừng phát hành cuốn sách để tiến hành thẩm định nội dung được Nhà xuất bản Hội nhà văn thực hiện dựa trên tinh thần của công văn số 03/CXBIPH-QLXB, ngày 31 tháng 1 năm 2018, của Cục xuất bản in và Pháthành, do ông Chu Văn Hòa, Cục trưởng kí, yêu cầu xem xét lại tính xác thực của một số chi tiết, sự kiện trong cuốn sách “Cung đàn số phận”, tác giả Kỳ Duyên/Kim Dung, do Công ty Alpha Books liên kết in và phát hành. Tiếp tục đọc

Đặc quyền quan cách mạng (phần 3, cuối)

Tác giả: theo FB nhà báo Nguyễn Thông.

Chính sách đặc quyền đặc lợi đã làm hư hỏng cán bộ. Tấm gương “đày tớ trung thành phục vụ nhân dân” xưa rồi. Cha làm quan, phải cố dọn đường lôi con cháu vào kế nghiệp chốn quan trường. Nếu chúng tài hèn sức mọn thì đã có cửa chạy chọt mua danh bán tước. Câu kết với nhau, anh lo con tôi, tôi lo cho con anh vào mỗi kỳ cơ cấu, bầu bán, sắp xếp nhân sự. Làm ông nọ bà kia, nếu không được hưởng hơn thiên hạ thì tranh đoạt làm gì. Hơn nhau là hơn ở căn nhà, chiếc xe, lương lậu bổng lộc do chế độ ban phát, không hơn thì thà ở nhà đuổi gà cho vợ. Cứ như thế, đích phấn đấu là những ân thưởng đặc quyền đặc lợi chứ chả phải tổ quốc nhân dân gì sất (Nguyễn Thông)

KD: Ai cũng hiểu chỉ những kẻ đạo đức giả … giả vờ không hiểu mà thôi  😦

Một đặc điểm về sự khác biệt cơ bản của “chiếc ghế quyền lực” giữa các nước cần lưu ý. Ở các QG tư bản văn minh, các chính khách trước đó từng là những người giàu có (có đầu óc), rồi mới tham chính gánh vác việc QG. Còn ở VN, các quan chức chỉ thành giàu có sau khi… có chiếc ghế quyền lực.

Như vậy, một bên, chiếc ghế quyền lực là phương tiện tỷ thí tài năng gánh vác, phụng sự QG, thỏa mãn “cái danh với trời đất, thỏa mãn chí làm trai”.

Một bên chiếc ghế quyền lực là mục đích làm giàu cho gia đình mình, họ hàng mình, nhóm lợi ích mình, mặc kệ vân mệnh QG hưng vong, thinh suy…, thỏa mãn “chí làm giàu”???  😦

Nhà báo Nguyễn Thông, đến câu kết phải thôt lên “Chán, chả muốn biên nữa”  😦

—————

Dãy biệt thự của các quan chức Lào Cai, một trong những tỉnh miền núi “đặc biệt khó kheng”  😦    . Ảnh Báo Tiền Phong

Thời thập niên 80 trở về trước, vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thiệt hại vật chất không biết bao nhiêu mà kể, miền Bắc dù thắng cuộc nhưng gần như chỉ còn cái xác. Những anh cả anh hai Liên Xô, Trung Quốc thấy Việt Nam thắng được Mỹ có vẻ vênh váo nên cũng ghét, cắt dần viện trợ. Tôi còn nhớ những năm 76-77 chi đó, báo Nhân Dân hãnh diện ca ngợi sức mạnh quân sự của Việt Nam giờ đây mạnh nhất khu vực, riêng hải quân có thể đứng đầu châu Á bởi thu được của hải quân Việt Nam cộng hòa (mà họ gọi là ngụy) cơ man tàu chiến hiện đại, đó là chưa kể đám quân dưới quyền đề đốc Chung Tấn Cang đã lấy không ít chiếc để chạy trốn, chứ nếu không hải quân ta sẽ vào nhóm mạnh nhất địa cầu. Cứ như cách mô tả của tờ báo lớn này thì so với tàu chiến lợi phẩm của ta, tàu dạng Hải Ưng (trong một bộ phim Trung Quốc tôi xem thời niên thiếu) chỉ là con muỗi so với đại bàng. Tiếp tục đọc

Thư ngỏ: Đề nghị kiểm tra tư cách giáo sư của ông Phùng Xuân Nhạ

Tác giả: theo FB Nguyễn Tiến Dũng

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Về ông Phùng Xuận Nhạ- Bộ trưởng GD và ĐT hiện nay. Đây không phải là một bài có tính chỉ trích cá nhân, mà là một ý kiến nghiêm túc, cần xem xét và rà soát thực hư. Nếu ông Phùng Xuân Nhạ có năng lực thực chất, xứng đáng với “tư cách GS/ PGS” theo tiêu chí thì hẳn người đưa ý kiến này ra- ông Nguyễn Tiến Dũng sẽ phải chịu trách nhiệm về những bất cẩn của mình. Còn nếu đúng như vậy, thì ngược lại ông BT Phùng Xuân Nhạ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về sự “bất cẩn”… cố tình trước Nhà nước, mà ông là một quan chức cấp cao  😀

———————

Đọc thêm: https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/hai-cau-hoi-gui-bo-truong-phung-xuan-nha-590982.ldo

Thủ tướng chính phủ vừa có văn bản yêu cầu rà soát lại tư cách GS/PGS của đợt xét 2017. Tôi hoan nghênh quyết định đó. Nhưng nếu chỉ xét 2017 thôi thì có lẽ chưa đủ, mà cần xét cả những trường hợp gần đây nếu thấy có biểu hiện có vấn đề, thì mới là làm kiên quyết.

Một trong các trường hợp đó chính là ông Phùng Xuân Nhạ, tôi đề nghị hội đồng kiểm tra lại kỹ lưỡng trường hợp này. Lý do như sau:

Tra trên Scopus và Google Scholar tổng cộng chỉ có 02 bài báo của ông Nhạ đăng có trên danh mục Scopus, với tổng cộng 01 trích dẫn.

Có những điều vô cùng bất thường với hai bài đó:

1) Cả hai bài là viết chung và đăng cùng năm 2014, trên cùng một tạp chí, tên là Asian Social Science.

2) Tạp chí đó có trong danh mục Scopus trong các năm 2011-2015 nhưng từ sau 2015 bị loại đi

 

Tiếp tục đọc

Kinh tế ngầm và … những chữ “nếu”

Tác giả: Tô Văn Trường

Để lột tả hết “thế giới” của loại kinh tế ngầm có thể chia thành hai hạng/ loại khác nhau trên 3 tuyến chủ thể: (1) Tuyến người dân làm ăn trốn thuế tự phát, tự nhiên (do Nhà nước không quan tâm, để ý) nên nó cứ thế, tồn tại như nấm dại nhưng mang tính sinh nhai, sinh kế tự nhiên. (2) Quan chức ăn chặn của dân (kể cả người làm ăn nhỏ), doanh nghiệp (như bắt cung phụng, cung ứng các khoản chi tiêu, bắt cắt khoản tiền dự án mà ta gọi là “cắt ngọn”, buộc phải chia % cổ phần…) hoặc moi móc từ ngân sách nhét “đầy túi tham”; (3) Hoạt động Maphia như rửa tiền, buôn lậu vũ khí, ma túy… để kiếm các khoản kếch xù, có hoặc không có sự tham gia của quan chức nhà nước.

Kinh tế ngầm tự nó có tiềm năng lớn về vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Vì thế, cần có luật pháp khống chế, hạn chế, xóa bỏ, xử lý vi phạm. Nhưng đã gọi là “ngầm” nên nó lắm ngóc ngách, rễ, cành… khắp nơi, khó phát hiện, dễ được bao che bởi các nhóm lợi ích, ông lớn, cơ chế hội phường… Nếu không có hệ thống luật pháp làm thước đo tiêu chuẩn, không có “bộ máy tinh vi” để vận hành cơ chế hoạt động kinh tế, giám sát, kiểm tra, không có xã hội trong sạch làm môi trường thanh lọc, rửa sạch, hay không có nhân viên công lực liêm chính để thực thi pháp quyền thì rất khó triệt hủy (Tô Văn Trường)

KD: Tác giả Tô Văn Trường vừa có bài viết gửi Blog. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Title bài, chủ Blog xin được đặt lại  🙂

————-

Trước hết, chúng ta nên làm rõ với nhau định nghĩa kinh tế ngầm là gì, rồi mới nên bàn đến đối sách. Kinh tế ngầm (The Shadow Economy- Undergroud/Black  Activity)  hay kinh tế phi chính thức (Informal Activity) thì luôn tồn tại ở mọi quốc gia. Không nên cho mọi hoạt động kinh tế không kiểm soát được và loại hình kinh tế không cần kiểm soát vào một rọ chung là kinh tế ngầm. Tiếp tục đọc

Đặc quyền quan cách mạng (Phần 1 và 2)

Tác giả: theo FB nhà báo Nguyễn Thông

Xã hội xứ ta suốt gần nửa thế kỷ nay, nếu kể luôn ở cả miền Bắc trước đó hơn 20 năm nữa thì những ¾ thế kỷ, cứ lẫn lộn mộng và thực, thực và mộng. Với người này thì là mộng, nhưng với kẻ kia lại là thực. Xã hội cộng sản không đến cùng lúc cho tất cả mọi người, dân chúng lại càng không được léo hánh tới nó, nhưng trên thực tế nó đã vào nhà không ít quan cách mạng. Oái oăm trớ trêu ở chỗ, những anh ra rả tuyên ngôn về xã hội không còn đặc quyền đặc lợi, bình đẳng thì lại chính là những anh đặc quyền đặc lợi nhất, đòi hỏi riêng tư có từ trong máu, và đã được hưởng cuộc sống thiên đường trước hết (Nguyễn Thông)

KD: Mình chợt nhớ tới câu của nhà văn Anh George Orwell trong cuốn “Chuyện nông trại”: Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng có những con vật bình đẳng hơn những con khác”  🙂

—————–

Thiên hạ đang ồn ào về cái dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho quan chức cấp cao định mở ở ngoại thành Hà Nội. Rộng hơn trăm mẫu tây, dự chi ngân sách tròm trèm 1.400 tỉ đồng.
Lâu nay, nhà cầm quyền đã tự mặc định chỗ chôn ông to bà lớn ở nghĩa trang Mai Dịch. Nhắc tới cái tên này, một thời đồng nghĩa với sự kính cẩn, khiếp sợ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi đất vàng chỉ dành cho một hạng người nhất định. Nhưng rồi Mai Dịch, phần thì chật chội hết chỗ, phần kém thiêng, nên nhà nước đang tính phải có nơi thay thế, “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.

Tiếp tục đọc

Thứ tư duy “đặc quyền- đặc lợi” tồi tệ, đáng hổ thẹn

Tác giả: theo FB Lưu Trọng Văn- Nguyễn Công Khế và Chu Mộng Long

KD: Khi nghe thông tin sẽ xây dựng nghĩa trang quốc gia cho cán bộ cao cấp, rộng 120 ha, đầu tư 1.400 tỷ đồng, quả thật mình sửng sốt, vì thấy… “chối tỷ”. Đã tưởng đất nước này đang cố gắng nhúc nhích từng bước, dù rất lẹt đẹt- hướng tới văn minh nhân loại. Nhưng cái thứ tư duy “đặc quyền- đặc lợi” đáng hổ thẹn, đáng vứt vào sọt rác văn minh nhân loại hóa ra vẫn tồn tại và ngang nhiên … cười vào mặt người dân lao động đang phải chịu quá nhiều tổn thương, trong một XH “cả một bầy sâu” (Lời cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang).

Hãy nhìn ra xa, các QG văn minh, các lãnh đạo, quan chức cao cấp họ ứng xử ra sao về cái chết của họ. Một tấm bia mộ giản dị, nhưng nhân cách, con người và tên tuổi họ “tạc” sâu sắc trong trái tim đồng bào họ. Khác hẳn trong XH này, có những cái chết, khiến dân chúng mừng rỡ, thậm chí hoan hỉ, nguyền rủa.

Hóa ra, không chỉ sự sống, mà ngay cái chết cũng là thước đo chuẩn xác về sự cao đẹp của phẩm cách hay ngược lại, sự tầm thường, nhỏ mọn của phẩm cách, phản chiếu ở chính cái tư duy văn minh hay ngược lại- hủ lậu của phong kiến thời mạt

Xin đăng lại mấy bài viết của các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, để thấy họ đang suy nghĩ gì. Văn phong là của riêng các tác giả.

Title bài, chủ Blog xin đặt

———————

https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/1-400-ty-dong-xay-nghia-trang-quoc-gia-danh-cho-can-bo-cao-cap-3707061.html

Bài 1:

Dừng ngay lấy tiền Dân xây Nghĩa địa Quan!

Tác giả: FB Lưu Trọng Văn

Các ngài xoen xoét nói vì Dân, thương Dân, lo cho Dân nhưng lại không xấu hổ, không xót xa khi lấy tiền mồ hôi nước mắt và máu xương của Dân trong lúc Dân sống vật vờ để lo cho hậu sự Quan, lo cho mồ yên mả đẹp hoành tráng của Quan.

Dừng ngay!

Những ai là người cộng sản tử tế có lương tâm hãy lên tiếng đí!

Những ai mang danh là Đại biểu của Dân vì Dân hãy đừng im lặng nữa.

Và ngài tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, gã không xin mà đề nghị, mà yêu cầu ngài bằng quyền lực của ngài, ngài hãy ra ngay lệnh Dừng ngay cái việc đáng xấu hổ là lấy 1.400 tỷ của Dân xây Nghĩa địa Quan này.

Tiếp tục đọc