LS Nguyễn Danh Huế hiến kế tổ chức ngày 30/4 từ nay về sau

Tác giả: Nguyễn Danh Huế

.KD: Ủng hộ ý tưởng này của LS Nguyễn Danh Huế, một ý tưởng nhân văn- rằng chỉ có biểu tượng Hòa bình là trên hết, chỉ có tình thương của người Việt- máu đỏ da vàng với nhau- vì sự vững mạnh của dân tộc VN- là trên hết!.

Các vị lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất – nghĩ gì về lời đề nghị này?
Nếu thật sự vì lợi ích QG, xin hãy lắng nghe con tim của mỗi người dân!
——————

1. Lấy tên gọi chính thức là ngày thống nhất và cũng là ngày đại đoàn kết toàn dân.

2. Không tổ chức kỷ niệm tưng bừng chiến thắng mà tổ chức các lễ tưởng niệm những nạn nhân của chiến tranh trên khắp đất nước, thắp hương tưởng nhớ những người lính tại các nghĩa trang cả 2 phía.
Tiếp tục đọc

Gửi một phương trời

 Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

—————–

Em không sao viết nổi một câu thơ

Thu xao xác sắp về trong buồn nhớ

Sen đã tàn cánh bồng bềnh hơi thở

Một mình em im lặng trước vu vơ

 

Phương trời nào bạn hỡi vẫn mỉm cười

Giọng teno cho lệ nhòa đêm vắng

Bạn xa rồi đời vũ vần mưa nắng

Đảo điên lòng người đen trắng- trắng đen Tiếp tục đọc

Trần Đức Thảo nghĩ gì về đế quốc và 30/04?

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.Triết gia Trần Đức Thảo (1917-1993) nói trong hồi ký rằng cả Triều Tiên và Việt Nam đều là nạn nhân của các đế quốc như Liên Xô, Mỹ và Trung Quốc (BBC).

.KD: Triết gia Trần Đức Thảo là một trí thức lớn, yêu nước, vì nước. Trí thức lớn nên tầm nhìn rộng và xa. Có lẽ vì thế, mà ông không hợp với “đường ray” định sẵn, và đi chệch khỏi đường ray này. Vì thế ông đã cô đơn vô cùng trong đất nước ông vô cùng yêu, vì đất nước đó ông đã trở về. Nhưng cũng vì thế, cuối cùng ông lại ra đi.

Số phận những trí thức lớn sao cũng “bạc mệnh”???  😦

————————

Cuối hồi ký ‘Trần Đức Thảo – Những lời trăn trối’ do nhà báo Tri Vũ Phan Ngọc Khuê biên soạn ghi lại các tâm sự của ông Trần Đức Thảo sau khi ông trở lại Pháp đầu thập niên 1990.

Nhân sự kiện Hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra chỉ vài ngày trước kỷ niệm 30/04, BBC Tiếng Việt trích đăng một số đoạn ghi lại lời ông Trần Đức Thảo:

 

Tiếp tục đọc

Bình bài thơ “Sim tím…”

Tác giả: Đào Ngọc Chung

.KD: Nhà thơ- nhà giáo Đào Ngọc Chung vừa gửi cho Blog đoạn văn ngắn này- ông bình bài thơ “Sim tím…” của mình.

Cũng phải nói rằng, mình làm thơ “tay ngang” những lúc vui buồn tâm trạng. Khi đưa lên mạng, mình chỉ muốn bạn bè, bạn đọc nếu đồng cảm thì chia sẻ với nhau. Mình không có tham vọng gì ngoài “tham vọng” được cân bằng tâm lý, để sống vui hơn, sống đẹp và hữu ích hơn. Cho “tâm hồn trong trẻo hơn” trước mọi sự đời vốn đục ngầu tham lam, đục khoét đốn mạt.

Trong lời nhắn cho mình, nhà thơ- nhà giáo Đào Ngọc Chung có viết: “Rất lạ, nghề báo sắc sảo, pha chút hài hước không hề gợn đọng trong thơ Kim Dung. Thơ cứ trong veo, trải lòng, thăng hoa theo cảm xúc nguyên trinh, chân thành, chiều theo trái tim đa cảm của chính mình” .

Còn gì cảm động hơn khi có được những đồng cảm, chia sẻ và trân trọng như thế? Nhưng cũng như bài bình thơ trước (bài “TRẢ”), và cả trích đoạn văn trong cuốn Cung đàn số phận, mình chỉ đăng trên Blog, không muốn đăng trên FB.

Đôi khi, một thế giới riêng, lặng lẽ và không chia sẻ, cũng là để tâm hồn được tĩnh lại, bình an.

Cảm ơn nhà thơ- nhà giáo Đào Ngọc Chung

Xin đăng lại bài thơ và đoạn văn bình dưới đây  😀

—————–

SIM TÍM…

Bỗng rung lên trong đêm đông giá lạnh

Ghi ta buồn Màu tím hoa sim

Gió cùng mưa như dừng như tạnh

Ngỡ ngàng nghe thao thức con tim Tiếp tục đọc

Cung đàn số phận (kỳ 1)

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên (chấp bút)- trong cuốn Cung đàn số phận (hồi ức của Lộc Vàng)
.
KD: Hi….hi… bạn bè gửi cho bài viết này. Ngày cuối tuần, xin đăng lại để bạn đọc chia sẻ

——————

Chương III: “VỤ ÁN LƯU MANH – ĐĨ ĐIẾM – CỜ BẠC”

Cuối năm 1967, một buổi tối, anh Thành Tai Voi đến chơi và đàn hát với nhau ở nhà một người bạn, là anh Lý, ở số 01 Đặng Thái Thân. Cùng dự và nghe đàn hát  tối đó còn có mấy cô bạn gái của hai người. 02 giờ sáng, công an ập vào nhà anh Lý, bắt cả hội. Riêng anh Thành Tai Voi may mắn thế nào, tụt theo ống máng xuống đường và trốn được nên không bị bắt.

Cả nhóm bị đưa về đồn công an, phải khai hết mọi việc. Dĩ nhiên họ khai anh Thành Tai Voi nhà ở số 125 Triệu Việt Vương.

Lộc Vàng và Kim Dung

Tiếp tục đọc

Bố ơi, những câu chuyện của con…

Tác giả: Đào Phương Liên
.
Những câu chuyện “không còn kịp kể” của Đào Phương Liên – con gái nhà thơ Lê Đạt – viết trong đêm ông ra đi (21-4-2008). Nhân ngày giỗ đầu của cha, tác giả gửi đến Tuổi Trẻ cuối tuần bài viết này với những câu chuyện riêng và chung đầy tiếng cười và nước mắt…
.
KD: Cũng may, nhà thơ Lê Đạt- “phu chữ”- không còn sống để nhìn thấy hôm nay, những thanh củi gộc, củi tươi của XH này, nó đốn mạt, khốn nạn ra sao. Còn ông- thân phận một người chót vác cái nghiệp Chữ- nó nặng trĩu, khốn khổ ra sao  😦
—————-

1. Lúc này đã là 1g30 phút sáng của ngày thứ hai, mẹ con con sống trong tâm trạng hoảng loạn của nỗi đau mất bố, bố ơi…

“Tôi cho rằng một trong những đức tính đáng quý nhất của con người là lòng bao dung. Tôi dị ứng mọi sự hằn thù và coi đó là một ung nhọt của nền văn minh thế kỷ XXI”

(Trích bài viết trên Tuổi Trẻ nhân nhận Giải thưởng Nhà nước 2007 – Đối thoại với đời & thơ – NXB Trẻ)

Chưa bao giờ chúng con có nhiều thời gian gần gũi bên nhau để nhắc về bố, để nghe mọi người nhắc về bố với những lời yêu quý và kính trọng như những giây phút này.

Bố của con ơi, ngay từ bé con luôn có thói quen kể với bố mọi chuyện, kể cả những chuyện bất như ý trong cuộc sống riêng của con sau này như đối với một người bạn nhưng có chuyện này… Con cứ lần lữa mãi, tính sẽ có dịp kể với bố nhưng giờ không còn kịp nữa, bố ơi!

Tiếp tục đọc

“Đêm Lộc Vàng”- 28/4/2018

KD: Hôm nay thứ Bảy, ngày 28/4, là “Đêm Lộc Vàng”.

.Xin mời quý khách, bạn đọc gần xa đến Nhà hàng Thác Bạc 46 An Dương (Yên Phụ- Hà Nội) thưởng thức cafe, giải khát và “Đêm Lộc Vàng”, nghe nghệ sĩ Lộc Vàng chia sẻ những bản nhạc tiền chiến thấm đẫm tình yêu con người, yêu xứ sở.

 

Tiếp tục đọc

“CAFÉ thứ Năm” và… “sương sa”

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên- Ảnh: NAG Nguyễn Đình Toán

Số phận một dân tộc, cho tới số phận mỗi người dân Việt- vẫn luôn là mối quan tâm, thương cảm của những mái tóc đã “sương sa”.

————–


Đúng là đến hai năm nay (từ tháng 12/2017 đến 2018), nhóm “Café thứ Năm” không gặp nhau. Nhớ ơi là nhớ. Vì thế mà chàng Nguyễn Vũ Lê- mới đề nghị gặp nhau ở nhà chàng. Và tất cả các “Café Pin” hưởng ứng ngay. Thương chàng đơn côi mà đảm đang, mấy chị em gái chúng mình đến sớm hơn một chút giúp chàng, dù chàng bảo, chàng đã chuẩn bị đầy đủ hết rồi.

Tiếp tục đọc

Bước tiến lịch sử của mối quan hệ hai miền Triều Tiên và… “Họ” nói gì với nhau?

Tác giả: Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN / REUTERS và báo Tuổi trẻ

.KD: Cả hai bài báo và ảnh rất sinh động, hấp dẫn, đầy tính báo chí. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

Title bài, chủ Blog xin giật để bạn đọc tiện theo dõi thông tin của cuộc gặp lịch sử này khiến cả nhân loại chú ý, quan tâm

—————-

Ngày 27/4, Chủ tịch Kim Jong Un lần đầu tiên đặt chân tới biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc để gặp gỡ Tổng thống Moon Jae In. Đây là một bước tiến lớn sau nửa thế kỷ hai nước xung đột.

Buoc di nho cua Kim Jong Un - buoc tien lon cua hai mien Trieu Tien hinh anh 1

Sau khi bước chân qua phần lãnh thổ Hàn Quốc, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tiến đến bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Đây là lần đầu tiên hai nhà lãnh đạo hội kiến. Ảnh: Reuters

Tiếp tục đọc