Chu Mộng Long:
Họ không ăn cắp thì là thầy đạo tạo kẻ cắp
Đề tài Luận án Phó tiến sĩ của ông Nguyễn Đức Tồn: “Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa các tên gọi bộ phận cơ thể người” bảo vệ tháng 6/1988 tại Nga. Đề tài Luận án Phó Tiến sĩ của bà Nguyễn Thúy Khanh: “Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật” bảo vệ năm 1996 do ông Tồn hướng dẫn. Khác nhau chỉ chữ “người” và “động vật”.
Năm 2002, ông Tồn xuất bản sách để ứng cử Giáo sư. Cuốn sách của ông Tồn giống luận án của bà Nguyễn Thúy Khanh đến từng dấu chấm, dấu phảy.
Không chỉ thế. Ông Tồn còn copy Luận văn tốt nghiệp đại học của bà Cao Thị Thu là “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” bảo vệ năm 1995. Ông Tồn vẫn già mồm cãi, rằng ông không đạo văn, vì luận án của ông ra đời trước luận án bà Nguyễn Thúy Khanh và luận văn của Cao Thị Thu?
Vậy thì có thể nói thế này cho xuôi ông Tồn ạ. Ông đem luận án của mình cho học trò chép nguyên xi để lừa hội đồng luận án lẫn hội đồng giáo sư, vi phạm nghiêm trọng quy chế đào tạo. Sự lừa đảo diễn ra trắng trợn trong hoạt động khoa học ngay ở cấp quốc gia mà ông còn cãi được sao?
Thật nhục cho ông Trần Ngọc Thêm nếu đúng như ông Tồn nói. Ông Thêm biết tiếng Nga, đã từng đối chiếu 2 luận án kia lẫn quyển sách mới xuất bản của ông Tồn mà vẫn mù mờ cho qua?
______________
Đỗ Ngọc Thống:
Ba điều muốn hỏi ông Nguyễn Đức Tồn

Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 08/5/2018, khi được yêu cầu đưa ra bình luận, phản ứng về nội dung bài báo có tựa đề “Vì sao ‘đạo văn’ mà vẫn được phong Giáo sư?”, Giáo sư Nguyễn Đức Tồn nói: “Những bằng chứng ấy là học sinh lấy của thầy, chứ không phải là thầy lấy của trò. Và tôi đã mang bản tiếng Nga từ bên Liên Xô về…”
Bình luận ý kiến của một số chuyên gia được báo Phụ nữ Thủ Đô dẫn ý kiến liên quan tới cáo buộc ‘đạo văn’ với ông, Giáo sư Nguyễn Đức Tồn nói:
Thế còn PGS Phạm Văn Tình với PGS. Đỗ Ngọc Thống, anh Thống thì chẳng biết gì vì các anh ấy ở bên Bộ Giáo dục, còn anh Tình, anh ấy có ở Viện Ngôn ngữ đâu mà anh ấy biết. Cho nên tôi khẳng định đấy hoàn toàn là ‘bịa đặt’ và vu cáo” (http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44045361)Ba điều muốn hỏi ông Tồn:
1) Ông thử xem lại việc sử dụng tiếng Việt của ông trong đoạn văn trên có xứng đáng là cử nhân tiếng Việt không? Chỉ xem đoạn cuối dễ dàng thấy ông mắc khá nhiều lỗi TV: 1)“Thế còn pgs Phạm Văn Tình với pgs. ĐNT”, dùng “với” thay cho “và” ở đây là không đúng; 2) “anh Thống thì chẳng biết gì vì các anh ấy ở bên Bộ GD”, sai 2 lỗi liền: Thứ nhất, mình “anh Thống” sao sau đó lại là “các anh”, thứ hai sai logic: sao lại vì ở bên Bộ GD nên anh Thống chẳng biết gì? Đó là chưa nói từ 2017 tôi đã về Viện Khoa học GDVN. 3) “còn anh PVT, anh ấy có ở Viện Ngôn ngữ đâu mà biết”. Ơ hay, tại sao việc đạo văn lại cứ phải ở Viện ngôn ngữ mới biết? Sai nốt. Đó là chưa nói PGS Phạm Văn Tình là chuyên gia ngôn ngữ học. Từ các“luận cứ” ấy ông Tồn kết luận: “cho nên tôi khẳng định đấy hoàn toàn là ‘bịa đặt’ và “vu cáo”. Dựa trên vài ba luận cứ sai cả để đi đến kết luận như thế thì kết luận ấy có đúng không?
——
Hoàng Tuấn Công

GS. Nguyễn Đức Tồn nói: “Trường hợp Cao Thị Thu là cháu ruột… còn Nguyễn Thúy Khanh là học sinh của tôi, thì không bao giờ tôi lại đi lấy trộm sản phẩm mà tôi hướng dẫn cho cháu tôi, còn Nguyễn Thúy Khanh là người mà tôi hướng dẫn, bởi chị ấy không đọc được tiếng Nga, thì tôi cho chị ấy tham khảo trên lý thuyết bằng tiếng Nga cho chị ấy chép, thì nó dẫn đến sự hiểu lầm như thế, chứ không phải là tôi chép của học trò”. 1. Như thế có nghĩa, cô Khanh chỉ “tham khảo trên lý thuyết bằng tiếng Nga”, nhưng phần giống nhau giữa luận án của GS. Tồn và cô Khanh là bản tiếng Việt. Giả sử đúng như vậy, thì cô Khanh sau khi tham khảo đã đắp thêm da thịt cho phần lý thuyết (hoặc dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt), sau đó GS. Tồn chép lại y nguyên phần viết hoặc phần dịch này để sử sụng vào công trình khác của mình. 2.Với trường hợp cháu GS.Tồn, nếu ông không đạo văn của cô cháu, có nghĩa ông đã làm hộ luận văn cho cháu mình, sau đó, lai lấy gần như nguyên xi luận văn đó (trên danh nghĩa không phải của ông) để đưa vào đề tài, vào sách của ông. Đó cũng là những việc làm rất tệ hại.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.