Tác giả: VietNamNet
.KD: Hoàn toàn đúng. Nhưng không phải chỉ ở quản lý. Cái gốc của nó là gì các vị có biết không? Chính ở Điều quy định Đất đai là “sở hữu toàn dân”. Chính cái khái niệm mù mờ này đã đẻ ra biết bao hệ lụy:
+C/q cơ sở liên minh, liên kết với các doanh nghiệp, tạo nên những kiểu Mafia tồi tệ, nhân danh các dự án, chiếm đất, hưởng lợi, và đẩy dân vào chỗ “sống chết mặc bay, tiền ông bỏ túi”
+ Tạo ra các vụ khiếu kiện, khiếu nại đất đai kéo dài năm này sang năm khác mà không giải quyết được dứt điểm. Đời sống XH luôn bất an bất ổn, vì xung đột kiểu này
+ Một số kẻ quan chức tha hóa “bị lộ giữa các đ/c chưa bị lộ” đi tù, rất phí công sức nhà nước “đào tạo, bồi dưỡng kế cận” 😀 . Dân mất niềm tin vào một XH họ đã từng rất lý tưởng háo hức đi theo, thông qua các đại án, các quan chức “cạp đất”
+Cả XH rất mất công, mất sức, thời gian, tiền bạc vào những vụ việc mà thực ra nó là cái ngọn- hậu quả tai hại của cái gốc
Thế nhưng cái gốc đó- Đất đai là “sở hữu toàn dân”, thì không thể thay đổi.
Rút cục, XH như Đèn cù, chạy loanh quanh “cho đời thêm mỏi mệt”. Năm nay, VNN trực tuyến, bảo đảm chỉ ít lâu sau, lại tiếp tục trực tuyến chủ đề này 😀
————-
Thất thoát lớn nhất đối với tài sản quốc gia chính là tài sản về đất đai. Đây có thể nói là một tệ nạn quốc gia, sờ đâu sai đó.

Đó là nhận định của PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế tại chương trình Bàn tròn trực tuyến của VietNamNet vừa diễn ra. Chương trình kỳ này có chủ đề: “Nhìn lại lỗ hổng trong quản lý đất công, làm sao tránh thất thoát”.
Khách mời tham gia bao gồm:
Ông NGUYỄN TÂN THỊNH – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản – Bộ Tài Chính.
PGS. TS NGÔ TRÍ LONG – Chuyên gia Kinh tế
Ông LÊ HOÀNG CHÂU – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.