“Thu giá” là thái độ lì lợm, trắng trợn với người dân

Tác giả: Trần Đăng Tuấn
.
-“Thu giá” là sự xảo quyệt về ý đồ. Việc thu tiền vé đi đường BOT theo cách thực hiện ở Việt Nam thời gian qua xung đột với quy định về phí… (TĐT)
.
.KD: Một bài viết “vạch trần” chân tướng của những ai ai chủ mưu lộn sòng. Đừng quên, “Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”, nên bị nhà báo Trần Đăng Tuấn “đọc vị” không thương tiếc!

————

“Thu giá” là sự thiếu hiểu biết về ngôn ngữ. Nhưng đây chẳng phải sự thiếu hiểu biết đến mức thật thà. Thiếu hiểu biết cái này nhưng cáo già trong cái khác. Bởi vì “thu giá” là sự trí trá về lập luận.

Đường BOT không phải là “sản phẩm của doanh nghiệp”. Nếu doanh nghiệp mua quyền sử dụng đất, làm đường riêng không dính gì vào các tuyến đường của Nhà nước, thì đó mới là sản phẩm doanh nghiệp, họ định giá vé thế nào, có ai đi là việc của họ.

ong tran dang tuan thu gia la thai do li lom trang tron voi nguoi dan hinh 1
“Trạm thu giá” Bến Lức

Còn BOT là sản phẩm của hợp tác công tư. Doanh nghiệp làm đường trên đất Nhà nước cho, cải tạo đường vốn có của xã hội, được khai thác trong thời hạn nhất định để hoàn vốn và có lãi trong khuôn khổ được định ra qua phương án tài chính.

Tiếp tục đọc

PGS Bùi Hiền bàn về ‘thu giá’: ‘Chỉ các ông đưa ra mới hiểu ‘qu zá’ là như thế nào?’

Tác giả: Công Phương (theo Đời sống và Pháp luật)
.
PGS.TS Bùi Hiền, người đề xuất cải cách tiếng Việt cho biết, để hiểu chính xác thuật ngữ trạm “qu zá” thì phải gặp những người đặt ra tên gọi đó mới hiểu tại sao lại đặt là trạm “qu zá”.
.
KD: Lạy hồn cả ông Bộ trưởng GTVT “Thể Giá”, ông GSTS nghiên cứu Bùi Hiền, lẫn những ông quan chức nào đang to mồm bảo vệ “thu giá”. Các vị đừng làm tổn thương tiếng Việt thêm nữa.
.
Nếu biết nói, hẳn Tiếng Việt sẽ có mỗi câu: “Tộ sư các loại não trạng. Đã dốt lại còn hay nói chữ  😀
.
Còn Đại thi hào Nguyễn Du thì đã từng dự báo “300 năm sau ai người khóc Tố Như”. Khóc cho Tiếng Việt đẹp long lanh đang bị hậu thế xúc phạm một cách trơ trẽn nhân danh đủ thứ.
.
“Nộn ruột”!  😀
—————–

Ngày 22/5, bên lề hành lang Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã giải thích về vấn đề “thu giá” và “thu phí”: “Mình phải xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì ấn định giá. Còn “phí” thì mang tính chất nhà nước. Chỉ thế thôi”.

pgs bui hien ban ve thu gia chi cac ong dua ra moi hieu qu za la nhu the nao
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội về vấn đề “thu giá” hay “thu phí” (Ảnh: CTV)

Tiếp tục đọc

Hèn thì bị đè đầu cỡi cổ là phải!

Tác giả: theo FB Chu Mộng Long
.
KD: Xin lỗi là trong giới trí thức, tưởng là có học nhưng không ít vị cũng “giá áo túi cơm”.
.
Chợt nhớ câu chuyện của mình: Dạo ở cơ quan cũ, mình hay (được, bị) mời lên phát biểu, toàn nói vo (cả nghiệp vụ, lẫn chuyện cơ quan). Có thể mình cũng vào loại “hùng biện”, nhưng điều cơ bản, là mình chân thành, đàng hoàng, nói có lý có tình.
.
TBT Đinh Thế Huynh khi đó nổi tiếng “phát xít” nên nói thật, anh em rất sợ. Cuôc họp nào không khí cũng căng thẳng. Nhưng TBT Đinh Thế Huynh có câu nói rất ấn tượng: Tôi chỉ chấp nhận cãi đúng, hoặc nếu  cãi sai nhưng phải… hay!  Oái oăm thế  😀

Lần đó, trong một cuộc họp bàn về Đổi mới tờ báo, TBT có than một câu đại ý: Có những cái đòi đổi mới nhưng nói thật khó lắm các đ/c ạ, Báo ND cũng tù túng như cái “ao làng”…. Mình lên phát biểu: Tôi không đồng ý với ý kiến của TBT. Cả đất nước mình rộng lớn gấp vạn lần tờ báo, nếu không có đổi mới thì làm sao diện mạo đời sống XH được như hôm nay?

Sau câu nói đó, cả hội trường cười ầm. TBT cười… “lệch cả miệng”. Khi mình đi xuống chỗ ngồi, rất nhiều bàn tay của các vụ trưởng, vụ phó ngồi phía dãy bàn trên đưa ra bắt. Có một người thầm thì với mình: “Cảm ơn KD đã nói hộ bọn anh”. Mình ngạc nhiên nhưng cũng thầm thì lại: “Ô, thế sao các anh không nói”. Ngần ngừ lát, vị ấy bảo: “Khó lắm, vì bọn anh là Đảng viên!”

Ô, chỉ vì là Đảng viên mà không ai dám nói, để một con bé ngoài Đảng là mình nói?  🙂

Được cái, TBT Đinh Thế Huynh là người rất tôn trọng, nể trọng cả năng lực lẫn tư cách mình. Gặp mình, ông bao giờ cũng cười rất tươi: Chào chị! Mình cũng cười… tít mắt: Chào Huynh!

Và với mình, ông luôn tạo điều kiện tốt nhất (có thể) để mình làm việc

Những ấn tượng tốt về ĐTH là vậy. Dù sau này những thăng trầm chốn cung đình hẳn ông có nhiều ngọt bùi, buồn đau, cay đắng. Nghe tin, chẳng biết nói gì…  😦

Nhưng mình vẫn tin “khôn ngoan chẳng lọ thật thà”.

Hèn quá tưởng là khôn, thật ra sống như thế rất… khổ.

Tại sao không sống nổi “là Người” nhỉ?

—————————-

Một ngày tôi nhận vài chục tin nhắn qua inbox, hoặc là giải bày chuyện riêng tư của chính người đó bị quan chức áp bức, hoặc là những thông tin người khác bị áp bức.

Tôi chịu khó đọc hết, chịu khó share và bình luận. Tôi hiểu, trang tôi có nhiều người đọc, họ cần dư luận rộng. Hơn nữa giúp người cũng là giúp mình nên cứ lên tiếng vậy.

Tiếp tục đọc