Tác giả: Lê Thanh Dũng.
Làm chính trị thì khác, phải thắng, vì thua là chết (mà chết nhục, chết với danh nghĩa là Giặc, “Được là vua thua là giặc” mà!), chết theo nghĩa đen chứ không phải là “xách va ly về nước” như bóng đá. Vì thế làm chính trị nếu cần đểu thì phải đểu. Người ta nói một cách mỹ miều: Mục tiêu biện hộ cho thủ đoạn. Đặng Tiểu Bình thì bảo Mèo trắng mèo đen đều được, miễn là bắt được chuột.
Bóng đá hay là vì thế. Đẹp và Thắng.
Và Bóng đá cũng cơ cực lắm. Cầu thủ phạm lỗi thì thẻ vàng thẻ đỏ, thậm chí treo giò vài trận. Trọng tài phạm lỗi thì bảo “trọng tài cũng là con người”. Nói hay lắm, nhưng thế thì cầu thủ là con…chó à (!?) . Rồi thì mọi vô lí bất công được giải thích rằng “đó là một phần của bóng đá”.
Ôi, cái miệng lưỡi thiên hạ! (Lê Thanh Dũng)
.KD: Nhà văn Lê Thanh Dũng vừa gửi cho Blog bài viết này, đúng như ý đồ tác giả- Viết giữa hai hiệp. Nên khá ngắn. Nhưng đã kịp gói gọn cả ba vấn đề chính trị, bóng đá và ăn vạ 😀
.Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ 😀
—————-
World cup 2018. Ở trận trước với Ba lan, Nhật câu giờ, bị chửi dữ dội là không FairPlay cho nên HLV chùn. Đấu trận này với Bỉ, ông không dám câu giờ nữa. Trong khi mình thấp bé nhẹ cân hơn đối thủ, lại đang có ưu thế dẫn trước Bỉ 2-0. mà không dám lui về phòng thủ và câu giờ, cứ phải đôi công giữa sân và cả trên sân đối phương, bỏ lỏng sân nhà. Thế là bị cú hồi mã thương, thua 2-3. Bàn thua thứ ba là ở phút bù giờ cuối cùng, phút thứ 90+4 !!! Đau hơn hoạn !
Quả là khó. Ai cũng hiểu “Chiến thắng là trên hết” nhưng thắng mà nghe chửi cũng đắng lắm. Chuyện này luôn luôn mới. Mourinho đang bị chửi là không chơi bóng đá đẹp. Chiến thuật “dựng xe bus” trước khung thành cũng bị chửi, phương châm “chiến thắng tối thiểu” (chỉ cần hơn một quả) cũng bị chửi. Người ta bảo 9 người 10 ý, vậy mà triệu cổ động viên thì bao nhiêu ý ?Napoleon nói Không gì thay thế được chiến thắng. Hitler thì bảo, khi anh thắng anh chẳng cần nói vì ai cũng biết; khi anh thua cũng cẳng cần nói vì nói chẳng ai nghe.
Nhưng trong bóng đá người ta bỏ tiền ra xem, họ đòi vừa đá thắng vừa đá đẹp cũng là chính đáng.
Làm chính trị thì khác, phải thắng, vì thua là chết (mà chết nhục, chết với danh nghĩa là Giặc, “Được là vua thua là giặc” mà!), chết theo nghĩa đen chứ không phải là “xách va ly về nước” như bóng đá. Vì thế làm chính trị nếu cần đểu thì phải đểu. Người ta nói một cách mỹ miều: Mục tiêu biện hộ cho thủ đoạn. Đặng Tiểu Bình thì bảo Mèo trắng mèo đen đều được, miễn là bắt được chuột. Bóng đá hay là vì thế. Đẹp và Thắng.
Và Bóng đá cũng cơ cực lắm. Cầu thủ phạm lỗi thì thẻ vàng thẻ đỏ, thậm chí treo giò vài trận. Trọng tài phạm lỗi thì bảo “trọng tài cũng là con người”. Nói hay lắm, nhưng thế thì cầu thủ là con…chó à (!?) . Rồi thì mọi vô lí bất công được giải thích rằng “đó là một phần của bóng đá”.
Ôi, cái miệng lưỡi thiên hạ !
Nhưng Bóng đá vẫn là môn thể thao vua. Người ta vẫn ăn bóng đá, ngủ bóng đá và…vẫn treo cổ, nhảy cầu vì bóng đá.
****
Người ta “ném đá” Neyma vì thói giả vờ và ăn vạ.
Mình nghĩ thế này: Cũng như mọi vấn đề trong xã hội, người ta có quyền làm bất cứ điều gì mà luật pháp không cấm. Ở xã hội thượng tôn pháp luật, không cấm nghĩa là được phép. Mình khoái cái câu đầu tiên in trên bản Luật Hình Sự của VN, (tất nhiên là học mót rồi). Nói rằng: Không có tội danh nào không được ghi trong Luật này. Có nghĩa là không được tuỳ tiện bịa thêm tội danh cho người ta.
Nhưng ở đâu cũng vậy, nhất là ở phương Đông và những nước kém phát triển, ngoài luật ra người ta còn chịu nhiều ràng buộc như tục lệ tôn giáo, tập quán thói quen của cộng đồng, làng xóm, dòng họ vv.
Tạm bỏ qua những thứ đó quay về bóng đá và một trường hợp cụ thể: Neyma. Cậu ta là danh thủ siêu hạng, kĩ năng rê dắt, tỉa bóng, sút cầu môn thuộc loại thượng thặng thì khỏi nói, ai cũng biết. Hãy nói về ăn vạ. Nếu nói cầu thủ này ăn vạ thì 99% số trường hợp là oan. Cậu ta bị chơi xấu thật, ngã thật. Những ai chơi thể thao đều biết rằng trong khoảnh khắc phải căng sức ra hết mức, đôi khi chỉ một tác động rất nhỏ, người ngoài cuộc thấy không đáng gì nhưng cầu thủ vẫn ngã quay cu lơ. Đâu phải ăn vạ. Có khi chả ai đụng vào mà còn ngã kia mà. Thí dụ nhảy qua chân đối phương để tránh đòn rồi tiếp đất khuỵu chân xuống và ngã, chả chạm ai cả. Còn nhớ một trường hợp rất hay: Danh thủ Fowler dắt bóng lao thẳng về phía cầu môn và va chạm vào thủ môn. Chàng tiền đạo ngã lăn quay và lập tức vùng dậy, xua tay rối rít trước mặt trọng tài khi thấy ông này định thổi còi phạt thủ môn. Anh ta muốn nói thủ môn không có lỗi gì cả.
Neyma bị đau thật và cũng muốn câu giờ ư ? OK. Không sao cả. Nhưng nếu chê trách Neyma thì phải chăng nên trách cậu ta kêu khóc hơi dai, nhăn nhó hơi lâu, diễn hơi sâu. Có đứa trẻ bị ngã đau còn không khóc huống hồ một chàng trai tuấn tú, một danh thủ, và trên hết là một người ĐÀN ÔNG. Muốn câu giờ thì cứ lăn ra, ôm chân và nhớ ôm đúng chỗ bị đau, đừng ôm nhầm chỗ khác và đừng khóc mếu, đừng giãy đành đạch…
Bạn phải đăng nhập để bình luận.