Nga chế thành công thuốc điều trị viêm gan B

Tác giả: Vũ Trung Hương

.KD: Lâu nay, do mắt mũi kèm nhèm, mềnh ít cập nhật các thông tin về sức khỏe. Hôm nay, đọc được thông tin này hay quá. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

—————

Nga chế thành công thuốc điều trị viêm gan B

Cho đến nay, các loại thuốc chữa viêm gan trên thế giới chỉ ngăn chặn hoạt động của vi rút chứ không thể giết chết nó. Còn mới đây, 2 loại thuốc do các nhà khoa học Nga nghiên cứu có tác dụng hủy diệt vi rút ngay trong các tế bào gan, chữa khỏi được cả viêm gan B mạn tính.

Theo Ridus, các nhà khoa học Nga lần đầu tiên trên thế giới đã chế thành công các loại thuốc hiệu quả chống viêm gan B.

Những thử nghiệm cho thấy loại thuốc mới phá hủy vi rút ngay trong các tế bào gan, chữa khỏi ngay cả viêm gan B dạng mạn tính.

Tiếp tục đọc

Nóng: Máy bay quân sự Su-22 rơi tại Nghệ An, 2 phi công hy sinh

.
.
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho biết, 2 phi công bay huấn luyện đã hy sinh, gồm: Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng, SN 1978, quê quán Sơn Tây, Hà Nội và Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay Trung đoàn 921, SN 1972, quê quán Thái Thụy, Thái Bình.
.
.KD: Thật buồn. Lúc thì thất thoát tài sản, nợ nần. Lúc thì tổn thất về người và của. Đất nước này nội lực ra sao?

——————

Vào hơn 11h35 trưa nay, chiếc máy bay quân sự rơi tại một quả đồi thuộc làng Dừa, xã Nghĩa Yên, huyện Nghĩa Đàn.

Chiếc máy bay Su-22U, số hiệu 8551 của Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không – Không quân thực hiện bay huấn luyện, cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), mất liên lạc lúc 11h35, khi qua khu vực làng Dừa thì rơi xuống quả đồi gần khu vực dân cư. 

máy bay rơi,Nghệ An,tai nạn máy bay,máy bay rơi ở Nghệ An
Hiện trường vụ rơi máy bay trưa nay ở Nghĩa Đàn

Tiếp tục đọc

Tới hạn của EVN

Tác giả: theo FB nhà báo Mai Quốc Ấn
.
Những người đứng đầu quốc gia này nên dành chút ít thời gian để hỏi một câu thôi: “Ai bán tuốc-bin, ai bán lò hơi mà tham gia tư vấn chính sách?”. Rồi nên hỏi thêm câu nữa là “Điện gió, điện mặt trời bị làm khó ra sao, chậm triển khai thế nào?”. Tôi đảm bảo sẽ có những cán bộ toát mồ hôi giữa phòng máy lạnh!Nếu Thanh tra Chính phủ rà soát lại toàn bộ hoạt động của EVN hơn 10 năm qua rồi chuyển cơ quan điều tra thì đại án đến là tất yếu. Cuộc “đốt lò” diễn ra khắp nơi mà bỏ qua EVN thì cũng kỳ!(Mai Quốc Ấn)

.KD: Xin đăng lại bài viết để bạn đọc chia sẻ. Vì chủ Blog chả còn biết bình gì nữa.

.Năng lượng là bài toán hóc búa. Nhiệt điện, thủy điện ở nhiều QG đã không còn là hướng đi phổ biến, vì hệ lụy của nó rất kinh hoàng. Nhưng vì sao VN vẫn “ưng” thủy điện (dù có lúc loại hình này đã từng được “loại bỏ”), nhiệt điện? Câu hỏi này để các nhà chính sách trả lời 

——————

Sự cố vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại Lào khiến hàng trăm người thiệt mạng và mất tích, hàng ngàn người mất nhà cửa, tài sản phải sống cảnh màn trời, chiếu đất. Đây là một tai nạn mang tính cảnh báo rất cao cho Việt Nam!

8 năm trước, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hồ Sơn Lâm- nguyên viện trưởng viện Khoa học vật liệu ứng dụng nói: “Cần tạo điều kiện cho các nhà khoa học Viêt Nam làm tư vấn, phản biện cho Chính phủ trước khi xét duyệt dự án lớn, triển khai chính sách. Việt Nam cần chọn cho mình một con đường riêng dựa trên điều kiện quốc gia và nhu cầu của nền kinh tế, chứ không phải công nghệ nào cũng chọn, đối tác nào cũng ký để triển khai khai thác năng lượng nói chung và năng lượng tái tạo nói riêng”.

Tiếp tục đọc

Kịch tính trong thảo luận mở rộng Hà Nội

Tác giả: Hoàng Phương- Viết Tuân

.Khi chủ trương mở rộng thủ đô năm 2008 được thăm dò tại Quốc hội, tỷ lệ ủng hộ và phản đối là 50/50.

.KD: Đã 10 năm mở rộng HN. Có công trình nào điều tra nghiên cứu một cách nghiêm chỉnh, để thấy cái thắng lợi của mở rộng thủ đô là gì? Nên nhớ rằng, không phải ngẫu nhiên thời Pháp thuộc, quy mô của HN hay các tỉnh, đều vừa phải. Quy mô vừa phải tương xứng với tầm quản lý … vừa phải của người Việt. Việc mở rộng HN được nhất có lẽ là bọn đầu cơ, bọn mafia đất đai. Đang ở Hà Tây, quyết một phát thành thủ đô, giá đất cao vùn vụt. Vì thế mà HN, tiếng là thủ đô nhưng có cả ruộng đồng, người dân tộc!

Nhưng có lẽ mở rộng HN rất thành công, nên đọc bài này, đọc thêm các còm bên dưới, rất thú vị có một cái còm, xin đăng để các “nhà sáp nhập” nghiên cứu thực hiện đáp ứng yêu cầu của nhân dân: Mở rộng HN như vậy vẫn còn khiêm tốn. Theo tôi cần sáp nhập thêm Vĩnh Phúc, Bắc ninh,Hưng yên, Hải dương và Hà Nam. Thủ đô to lớn mới dễ dàng mở mang kinh tế văn hoá xã hội,du lịch phong phú.

Thế nên, nhân 10 năm mở rng Thủ đô, lẽ ra có bài tổng kết được mất, thành bại, chứ viết lại kịch tính nhằm mục đích thanh minh thanh nga cái kiểu gì?  😀

  • Hiệu ứng Domino: Buồn cười quá. Ngay sau khi đưa bài này lên Blog và FB, có rất nhiều ý kiến “quếc liệc” phản đối hoặc đề nghị sáp nhập thêm các tỉnh vào Hà Nội. Người đầu tiên là Ts Tô Văn Trường, đã phản đối vì chủ Blog không kiến nghị sáp nhập quê hương “chị Hai Năm tấn”- Thái Bình của anh vào HN. Tiếp đó, hàng loạt các bạn trên FB đề nghị sáp nhập các tỉnh vào Thủ đô: Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, thậm chí cả Hà Tĩnh, vì cùng có chữ Hà. Gs Phạm Tất Dong đề nghị gộp tất cả các tỉnh miền Bắc vào Hà Nội. Hăng hơn, có bạn đề nghị HN mở rộng đến tận Cà Mau, để “Nước Việt Nam là một… Thủ đô”  😀  … , để Thủ đô có thêm vườn- ao – chuồng, đi mãi không hết địa phận   😀
  • Hạnh phúc được làm người Hà Nội: Bạn đọc Minh Phạm kể chuyện này: Tôi có cu em bạn nhà ở Lương sơn , sau hôm có quyết định mở rộng địa giới Hà Nội nó có việc gặp tôi. Cu cậu khoe : – Anh ạ, tối qua, nần đầu tiên em được ngủ với gái Hà lội .
    Chú láo vừa chứ, vợ chú nó biết là chết đấy .
    – Ơ, anh buồn cười nhỉ, chết nà chết thế lào, thì em ngủ với chính ló đấy. Hôm qua ló thành gái Hà lội rồi anh ạ!

————– 

Ngày 29/5/2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội với tỷ lệ đồng thuận gần 93%. Để đi được đến ngày biểu quyết, đã có những tranh luận gay gắt trên nghị trường.

Bức thư của ông Võ Văn Kiệt

VnExpress thực hiện chuyên đề “Hà Nội 10 năm mở rộng” để nhìn nhận các mặt tích cực và còn thiếu của thủ đô sau một thập niên mở rộng địa giới hành chính. Nhiều khía cạnh của tiến trình sáp nhập, các hoài bão của chính quyền 10 năm trước, hiện trạng phát triển ở năm 2018 sẽ được đưa tới bạn đọc, nhằm hình thành một bức tranh toàn cảnh về vùng thủ đô.

“Không nên không được phép lấy thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì”, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết trong một lá thư được công bố ngày 5/5/2008.

Thời điểm công bố lá thư chỉ trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 12 đúng một ngày. Trong thư, ông bày tỏ sự phản đối việc mở rộng thủ đô. Nguyên Thủ tướng cho rằng Bộ Xây dựng mới chỉ đưa ra một ý tưởng cảm tính, thay vì chứng minh bằng một đồ án được nghiên cứu thấu đáo trong nhiều năm.

Tiếp tục đọc