Lại chuyện Gạc Ma: “Không được bắn” hay “Không được bắn trước?”

Tác giả: fb Phan Trí Đỉnh

.Chuyện tiếp ở cuộc họp, khi đến đoạn này thì một ông dân sự nói to : “Tôi biết người ra lệnh KHÔNG BẮN” làm cả hội trường sững sờ. Nhìn lại thì đó là ông Lê Đăng Doanh.

.Tôi may ngồi gần nên tôi quay sang nói : Bác kể xem nào.
Ông Doanh kể: Hôm ấy tôi với vai trò là người giúp việc TBT Nguyễn văn Linh – ngồi ngay sau TBT nên tôi theo dõi hết.
Ông Nguyễn Cơ Thạch ĐẠP BÀN, NHƯ LÀ GẦM LÊN RUNG CẢ CỬA KÍNH : Ai ra lệnh “KHÔNG BẮN “ thì ông Lê Đức Anh trả lời “ TÔI “. Ông Thạch quay sang ông Linh thì ông Linh ngồi im – không có ý kiến gì (Phan Trí Đỉnh)

.KD: Cựu chiến binh Phan Trí Đỉnh vừa có stt này. Lại về chuyện Gạc Ma- đau đầu suốt bao nhiêu năm xoay quanh mỗi chữ “trước” hay không có chữ “trước”.

.Đây là stt của CCB Phan Trí Đỉnh. Chỉ xin đăng nguyên văn để bạn đọc theo dõi

Được biết, người chứng kiến và kể lại vụ việc này là Ts Kinh tế Lê Đăng Doanh- người giúp việc cho TBT Nguyễn Văn Linh khi đó!

Ảnh TS Lê Đăng Doanh (bên dưới) tại cuộc gặp mặt

Giờ, chính chủ Blog cũng chả biết đúng, sai thế nào nữa. Cư dân mạng lại bắt đầu tranh cãi tiếp…..

Nhưng quan điểm của chủ Blog về vấn đề này: Lẽ ra, trước những nghi vấn xung quanh vụ việc, cần phân tích việc cái lệnh này trong hoàn cảnh như thế nào là đúng, là cần, hay ngược lại…

Thời điểm đó, chiến thuật giữ biển đảo, tiềm lực quân sự VN cả vũ khí lẫn sức người … nghĩa là vô vàn điều phức tạp cần có sự tính toán nhạy bén ra sao, tiến thoái thế nào…. Tiếc rằng, cho đến thời bình, nỗi đau dai dẳng về Gạc Ma vẫn âm ỉ, còn quản trị QG nhà nước cứ u u minh minh, tranh tối tranh sáng, nên rút cục lời đồn đại cứ thì thầm to nhỏ, đặc biệt nghi ngờ động cơ của cái lệnh này.

Việc hệ trọng của QG vào những thời khắc khắc nghiệt, khi ở thời bình, cần có những chuyên gia ngồi nhìn lại, phân tích tình hình một vụ việc lịch sử bi thương, và cả luận cứ thực tiễn của lệnh. Nhưng rồi, cuối cùng cứ ở tình trạng lập lờ, rỉ tai nhau, vì nghi ngờ động cơ. Việc phải minh bạch lại giấu trong bóng tối, nên những lời đồn đại thường mất nhiều hơn được. Dở là thế!!! 😦

————– 

Sáng 28/7 tôi được mời tham gia một cuộc gặp mặt, gồm một số lão làng như anh Thang văn Phúc – nguyên thứ trưởng BNV. Anh Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương, anh Vũ Quốc Tuấn nguyên trợ lý của Cụ Kiệt, anh Nguyễn Vi Khải , AHLLVT Lê Mã Lương … và nhiều vị tiền bối khác.

Ts kinh tế Lê Đăng Doanh

Tiếp tục đọc

Sự thật và Dối trá

Tác giả: theo FB Lhs Bulgaria Bay Sau

.Mọi người thấy sự thật trần truồng thì liền nhìn tránh sang hướng khác vì sượng sùng hoặc tức giận. Sự thật tội nghiệp thấy xấu hổ bèn quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi.

Kể từ đó, dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới, và không hề muốn nhìn thấy sự thật trần trụi.

.KD: Bạn bè gửi cho ngụ ngôn này. Hay tuyệt. Xin đăng lên để bạn đọc… thưởng thức  😀

Và hình như Dối trá khoác áo Sự thật rồi ghé lại một xứ sở… hơi lâu  😀

———– 

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, thực vật và ngoài trời
Bức tranh “Sự thật ra khỏi giếng” của hoạ sỹ người Pháp Jean-Léon Gérôme, năm 1896.)

Truyền thuyết từ thế kỷ 19 kể rằng sự thật và dối trá có lần gặp nhau. Dối trá chào sự thật và nói “hôm nay là ngày đẹp trời”. Sự thật ngó nhìn xung quanh, nhìn lên bầu trời, và thực sự là ngày đẹp trời.

Tiếp tục đọc

Phân biệt doanh nhân, trọc phú, con buôn

Tác giả: Giản Tư Trung (theo Phunutoday)

.Để đánh giá là một doanh nhân hay là con buôn người ta không nhìn vào quy mô mà người ta nhìn vào cách kiếm tiền của họ” (Giản Tư Trung)

KD: Với định nghĩa trên của ông GTT, thì XH này nhiều con buôn, hơn là doanh nhân, nhiều trọc phú hơn kẻ sang giàu, và ma quái, ma giáo nhất là bọn mafia (cấu kết giữa bọn đầu cơ trục lợi với quan chức chính quyền). Cứ nhìn vào các doanh nhân lớn ở “XH thực dân thối nát” cũ như Trịnh Văn Bô, Nguyễn Sơn Hà… sẽ thấy cái nền tảng, cái phông văn hóa của họ rất đậm. Phản chiếu trong nghiệp kinh doanh, buôn bán bằng tài năng nhạy bén, và vẫn có “đạo” trong đó. Đó là không có chuyện lừa đảo, ngược lại, rất biết giữ chữ “tín” với khách hàng. Chưa kể trách nhiệm với XH của họ

.Còn ngày nay. Có doanh nhân nào lớn đáng mặt chân chính? Ai có thể trả lời?. Hay toàn phải dựa vào những cái ghế quyền lực tha hóa, thối nát?

—————–

Đốt tiền chơi ngông chỉ là hợm hĩnh, lố bịch!

PV:- Là một nhà hoạt động giáo dục, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED và là Hiệu trưởng Trường Doanh nhân PACE luôn trăn trở với sự học của doanh nhân, khao khát hình thành thế hệ doanh nhân mới, xin ông cho biết những phẩm chất, tố chất cần phải có của họ?

Ông Giản Tư Trung – Nhà hoạt động giáo dục, Viện trưởng Viện IRED và Hiệu trưởng Trường PACE: Thế hệ doanh nhân “mới” sẽ có những đặc tính khác với thế hệ doanh nhân “cũ”. Thế hệ doanh nhân mới là thế hệ của một nền kinh thương mới và chính thế hệ này cũng góp phần tạo nên nền kinh thương mới. Theo tôi thế hệ doanh mới này cần có ba đặc tính cơ bản:

Tiếp tục đọc

Quan đi Nhật

Tác giả: theo FB Nguyễn Thanh Việt.
.
Tiếp xúc với những quan chức này thì thấy: Họ bị ảo tưởng sức mạnh. Lúc nào cũng nghĩ mình kinh lắm mà không hề biết là người Nhật coi mấy lão này như mọi. Lúc hai bên nói chuyện thì bên NA nói, “đề nghị các anh phải đầu tư vào …”. Một người nghèo hơn, dốt hơn nói với người giàu hơn, giỏi hơn là “đề nghị… phải…” thì có buồn cười không. Kiểu như thằng ăn mày bảo “đề nghị mày cho tao thêm tiền”. Họ nghĩ mình là bố thiên hạ quá (Nguyễn Thanh Việt).
.
KD: Quyền lực và quá nhiều tiền (tham nhũng, bổng lộc) đã khiến mấy gã quan chức trọc phú này không coi ai ra gì, và cũng nỏ biết mình là ai. Ngồi dưới đáy văn minh nhưng hợm hĩnh. Lố bịch!Vì sao nảy nòi ra loại này? Xin bạn đọc tự trả lời lấy!

———————

Nguyễn Thanh Việt: Bản thân tôi là công dân danh dự của xứ sở hoa anh đào. Khi đọc chuyện này, tôi thấy giống như chuyện thần thoại hay khoa học giả tưởng gì đó. Các anh các chị thấy thế nào? Có nhẽ đâu thế? Làm người ai làm thế?

Theo lời kể trên Facebooker Quốc Hưng Nguyễn 

Đợt này có đoàn quan chức của tỉnh Nghệ An đến tỉnh GIFU giao lưu học hỏi. Dù vừa gặp các ông này đã gạ dẫn họ đi Tokyo để shopping. Trong lúc dẫn đi thăm quan thì các ông này mặc dù tiếng Nhật không biết, tiếng Anh cũng không biết nhưng rất tự tin, cứ tách đoàn đi lẻ, báo hại phải đi tìm.

Tiếp tục đọc