Những khát vọng trở về

Tác giả: theo FB Trương Duy Nhất

Theo BBC: Nhà báo Bùi Tín qua đời lúc 1:25 sáng, giờ địa phương ngày 11/8 tại bệnh viện André Grégoire ở Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp, hưởng thọ 91 tuổi (ngày 1/7 âm lịch). 

.KD: Từ Nghệ An, trên đường trở về Hà Nội, mình bất ngờ liên tục nhận được tin nhắn của bạn bè thông báo- Nhà báo Bùi Tín đã qua đời. Đã biết việc gì đến sẽ phải đến mà vẫn không tránh khỏi bàng hoàng…

Ông là một nhân vật- một nhà báo “đặc biệt” bởi số phận “đặc biệt”. Đặc biệt từ số phận sinh thành- là “con trai của Thượng thư Bùi Bằng Đoàn -của triều đình Nguyễn và sau là một bộ trưởng trong chính phủ Việt Minh của Hồ Chí Minh- BBC”.  Cho tới những thăng trầm, chìm nổi, chứng kiến bao dâu bể của đất nước, với tư cách nhà báo, để rồi cuối cùng từ giã cuộc đời tại Paris.

Một số phận đặc biệt và con đường đi cũng quá đặc biệt, nếu chỉ nhìn bằng con mắt đời thường, nông cạn, hời hợt- sẽ không thể hiểu sâu được để nhìn nhận một “hiện tượng”, vì vậy, mọi lời bình luận rút cục vẫn có thể chỉ… đứng ngoài cánh cửa của những khát vọng, những khổ đau day dứt, trước một quyết định chọn lựa, chấp nhận tất cả cay đắng với biết bao đánh giá trái ngược, cả hoài nghi, ca ngợi lẫn thị phi, cả nổi tiếng lẫn tai tiếng…

Lịch sử rồi đây, đến lúc nào đó, sẽ phải có cái nhìn thấu đáo hơn, sâu sắc hơn, khách quan hơn.

Mình chưa bao giờ đăng bài viết của nhà báo Trương Duy Nhất, từ sau khi ông ra tù. Có lẽ bởi quan niệm có nhiều điều khác nhau. Nhưng đây là bài viết mình muốn đăng lại. Vẫn là quan điểm riêng của TDN, tuy nhiên, chứa đựng trong đó là sự trân trọng tất cả những tấm lòng, những số phận mong muốn vì đất nước, dù trong nước hay nước ngoài, dù tù tội hay tự do, dù quan điểm khác nhau.

Bởi Yêu nước không phải là “đặc quyền” của riêng ai!

Trương Duy Nhất đã nói đúng, Bùi Tín rất muốn được trở về để “chết trên quê hương”, để được nhấm nháp ly cafe bên bè bạn thân thương…Quê hương, mảnh đất Việt Nam đau thương mãi mãi là xứ sở chôn nhau cắt rốn của ông. Đăng bài này, xin như một nén nhang thắp cho ông- một nhà báo “đặc biệt”, có số phận “đặc biệt”, mà nụ cười lẫn nước mắt đều phải chảy ngược, xót thương…  😦

Khi đăng hai bức ảnh Cha- con cạnh nhau, tin rằng anh hồn người con trai của Cụ Bùi- Bùi Tín- sẽ mỉm cười thanh thản…  😦   😦  😦

————————-

Ảnh từ trái sang phải: Cụ Bùi Bằng Đoàn, thân sinh nhà báo Bùi Tín: 17 tuổi Cụ đỗ Cử nhân. 23 tuổi làm “Quan huyện”. 44 tuổi làm Thượng thư Bộ Hình (Bộ trưởng Tư pháp bây giờ). Nhà báo Bùi Tín- khi còn ở Việt Nam

Bùi Tín. Không quen, cũng chưa có cơ hội gặp. Nhưng tôi vẫn tâm nguyện rằng sẽ tìm ông, nếu dịp nào đó ngao du đến Pháp.
Nhưng không kịp. Ông đi mất rồi.

Tiếp tục đọc

Vĩnh biệt tác giả “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” Tô Hải

Tác giả: theo FB Lê Phú Khải
.
KD: Hôm qua là một ngày kỳ lạ. Cùng lúc, có hai con người nổi tiếng, ở tuổi 91- đều lần lượt từ giã cõi trần. Nơi này, người ở trong nước, nơi kia người ở nước ngoài. Người từ giã cõi trần ở nước ngoài là nhà báo Bùi Tín. Người từ giã cõi trần ở trong nước là nhạc sĩ Tô Hải với biệt danh “Nhát sĩ”.
.
Mình không hề biết ông. Chỉ nghe tiếng ông qua một số ca khúc “Nụ cười sơn cước”, “Đứt dây đàn”, và nhất là “Tiếng hát người chiến sĩ biên thùy”… Cũng không hề biết hành trình số phận của ông ra sao. Nhưng mình tin, người nhac sĩ già đó rất thật với chính lương tâm mình, tâm hồn mình. Vì nhận thức là cả một hành trình, với mỗi con người, và với cả một dân tộc. Có khi rất đau đớn… 😦
.
Vì sao, từ một nhạc sĩ chuyên viết nhạc đỏ, từng nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật (đợt 1), lại tự nhận mình là “thằng hèn” với cuốn “Hồi ký của một thằng hèn”? Có lẽ chỉ ông mới biết, và những người đồng chí trong cuộc của ông mới biết
.
Chỉ xin đăng lại bài viết về ông của nhà báo Lê Phú Khải, như một nén nhang thắp cho anh hồn ông siêu thoát
.
Ở dưới nơi xa vắng kia, nếu gặp nhau, nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải sẽ thế nào nhỉ? Hai vị sẽ ôm nhau, cười và khóc, nước mắt của “một hành trình về nhận thức” hẳn cay đắng, xót xa, và rất buồn chăng? 😦
—————
Nhạc sỹ Tô Hải. Nguồn: Lê Phú Khải

Nhân dân Sài Gòn không bao giờ quên buổi sáng đẹp trời ngày 16 tháng 12 năm 2007, trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam, có ông già 80 tuổi, chống gậy đứng giữa cuộc biểu tình vẻ mặt đầy phẫn nộ khua gậy lên chỉ vào mặt một người đàn bà mặc áo xám, hét to: “Con này là chỉ điểm cho công an bắt người…”

Tiếp tục đọc