Cựu tổng thư ký LHQ Kofi Annan qua đời ở tuổi 80

Tác giả: Chi Mai
.
“Hôm nay, chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự mất mát của một con người vĩ đại, một lãnh đạo, một người có tầm nhìn xa trông rộng: cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan. (Ông đã có) Một cuộc sống trọn vẹn. Một cuộc sống đáng ăn mừng”, trang Twitter chính thức của Tổ chức Di cư Quốc tế thuộc Liên Hợp Quốc viết.
.
KD: Một nhân cách tuyệt vời vừa nằm xuống. Ông đã sống một cuộc đời rất đẹp, đáng ngưỡng mộ
——————-

Ông Kofi Annan đảm nhiệm vị trí tổng thư ký Liên Hợp Quốc từ năm 1997 đến 2006, từng được nhận giải Nobel Hòa bình năm 2001. Ông mất tại Thụy Sĩ khi đang chữa bệnh.

Guardian dẫn thông báo từ Liên Hợp Quốc xác nhận ông Kofi Annan đã qua đời ở tuổi 80. Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc người Ghana được biết đến với cuộc chiến chống đại dịch HIV/AIDS tại các quốc gia đang phát triển. 

Cuu tong thu ky LHQ Kofi Annan qua doi o tuoi 80 hinh anh 1
Cựu tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan qua đời ở tuổi 80. Ảnh: Getty.

Tiếp tục đọc

Chiêu thức GS TS Nguyễn Đức Tồn vận dụng để mong được giải thưởng Hồ Chí Minh

Tác giả: FB Hoàng Dũng
.
Kết quả là công trình của GS TS Nguyễn Đức Tồn có được tầm vóc ảnh hưởng to lớn trong một thời gian ngắn mà các bậc thầy của ông cũng khó lòng đạt tới: chỉ tính từ năm 2008 đến năm 2015, có đến 48 luận án tiến sĩ và 63 bài báo đăng trên tạp chí Ngôn ngữ có tham khảo cuốn sách trên. Trong hồ sơ xin phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Tồn liệt kê đầy đủ 48 luận án tiến sĩ và 63 bài báo đó để thuyết phục Hội đồng bỏ phiếu thuận cho công trình “Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy”. (Hoàng Dũng)
.
.KD: Chỉ có thể nói, sự háo danh khiến con người trở nên… bẩn thỉu. Có TS giấy thì giờ đây cũng có Gs… giấy!  😀

————— 

Tôi đã từng chứng kiến trong một cuộc bảo vệ luận án tiến sĩ, một giáo sư thành viên Hội đồng giám khảo đã mắng mỏ nghiên cứu sinh trót quên đưa bài báo của ông vào Tài liệu tham khảo của luận án.

Giáo sư ấy có lý: Luận án không bao quát được thành tựu của những người đi trước, tức là không biết ranh giới của vấn đề ở đâu, thì mong gì có khám phá mới.

Nhưng không phải không có những trường hợp khác! Chẳng qua người ta ấm ức khi không thấy công trình của mình được nghiên cứu sinh trích dẫn.

Tiếp tục đọc