Thư giãn: Làng Vũ đại xem bóng đá và… “ngày quốc trộm”

Tác giả: theo FB Song Hà

Chí Phèo nghe xong trợn mắt chửi. Đầu tiên hắn chửi thằng nào không mua bản quyền bóng đá cho hắn xem, để hắn phải trở thành đứa trộm cắp, lưu manh. Nhưng không ai chấp hắn cả, vì thằng nào là một đứa cụ thể nhưng cũng có thể không phải một ai Tức quá hắn quay sang chửi cái thằng bán bản quyền, nếu trụ sở của nó ở đây, sẵn 3 xu rượu điên lên hắn dám bật diêm đốt béng cả trụ sở chứ chẳng chơi. Nhưng 75 làng khác người ta mua được cả, mỗi làng Vũ Đại không mua nổi thì tính ra lỗi cũng chả phải do thằng nắm bản quyền.

Thế thì do ai bây giờ? Do ai mà hắn và dân làng phải muối mặt xem bóng đá lậu? Do ai mà đến người hiền lành và hâm mộ bóng đá như lão Hạc không dám vác mặt lên tivi và phải nghe giáo Thứ tường thuật lại bằng mồm?

Tao muốn bản quyền! Ai cho tao bản quyền?

Giáo Thứ nghe hắn chửi một lúc ù hết cả tai bèn an ủi.

– Thôi anh Chí ạ! Xem trộm thì cả làng, cả nước này đều xem trộm. Tư cách anh ai cũng biết rồi, khỏi phải áy náy làm gì. Sau dịp này tôi sẽ kiến nghị lấy ngày này làm ngày gọi là quốc trộm, tức là ngày toàn dân đi ăn trộm anh chí ạ! (Song Hà)

.KD: Đọc stt này của Song Hà mà cười rũ. Trên FB đang tranh luận về cái “ngày quốc trộm” trên Kênh Xôi lạc. Xin đăng để các bác cười và xem trộm cho … bổ mắt!  😀

Title bài, chủ Blog xin bổ sung  😀

————-  

https://laodong.vn/the-thao/xoi-lac-tv-phat-lau-truc-tiep-asiad-18-cac-dai-truyen-hinh-viet-nam-lai-mat-gia-626013.ldo

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi, mũ và trẻ em

Một trận thi đấu bóng đá đang diễn ra hết sức kịch tính trên tivi. Trong lúc mọi người ai nấy đều chăm chú lên màn hình thì lão Hạc ngồi bệt ngoài sân, tay vuốt ve cậu vàng, hỏi với qua cửa sổ.

– Vào chưa ông giáo?

Giáo Thứ thò cổ qua song cửa, hấp háy mắt bảo.

– Thằng Anh Đức vừa sút vọt mẹ xà lão ạ! Đá như c.!

Lão Hạc ôm lấy ngực ho sụ sụ, ngửa mặt lên trời than.

– Tôi đã nói rồi, sút thì úp mu lại bóng mới chìm được. Thằng này ở nhà chắc hay đi bắn chim đây!

Tiếp tục đọc

Chuyện Đặc khu Kinh tế

Tác giả: Vũ Ngọc Hoàng

.Nhà nước của dân phải luôn biết lắng nghe ý kiến của dân, kể cả trước và sau khi thông qua quyết định. Phản biện khoa học và thảo luận bình đẳng là con đường tiếp cận chân lý mà không có gì có thể thay thế trong khoa học xã hội. Trường hợp vừa rồi là cách tốt cần được phát huy đối với nhiều việc khác. Từ xưa đến nay, kể cả lịch sử tất cả các triều đại, khi nào lãnh đạo đất nước thật sự cầu thị lắng nghe dân thì lòng dân tin tưởng và hướng về triều đình, lúc ấy dân tộc có sức mạnh gấp bội để giữ nước và kiến thiết quốc gia. Còn khi nào triều đình quan liêu, xa dân, không biết lắng nghe mà còn đối phó với nhân dân, thì lòng dân ly tán, sức mạnh quốc gia suy yếu, đến lúc nghiêm trọng thì kẻ thù từ bên ngoài lợi dụng cơ hội ấy để tấn công, đất nước không đứng vững trước hiểm nguy và triều đình suy vong, sụp đổ (Vũ Ngọc Hoàng)

.KD: Ts Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó Ban Tuyên giáo TƯ vừa gửi cho Blog bài viết này. Một bài viết chủ đề nhạy cảm- Đặc khu kinh tế- với những phân tích thấu đáo về những được mất, thành bại, nên và không nên làm xung quanh chủ đề đặc khu kinh tế.

.Xin trân trọng đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ

.Các tiêu đề nhỏ, chủ Blog xin đặt để bạn đọc dễ theo dõi  😀

———— 

Đặc khu- thành công và thất bại

Chuyện đặc khu kinh tế đã bàn từ lâu, hàng chục và hàng trăm năm trước, tại nhiều nước trên thế giới và kể cả ở nước ta. Thế giới đã có hàng nghìn đặc khu kinh tế ở hơn một trăm nước. Một số đặc khu thành công, số lớn hơn thì không thành công hoặc thất bại. Họ tổ chức bao gồm 2 loại hình: Loại thứ nhất, có đơn vị hành chính riêng (của một khu). Loại thứ hai, không có đơn vị hành chánh riêng mà chỉ là cho áp dụng cơ chế đặc biệt trên một vùng lãnh thổ nhất định (khác với cả nước ở bên ngoài đặc khu) tại địa điểm cụ thể nào đó. Loại thứ nhất số lượng rất ít nhưng thường mạnh mẽ hơn về cơ chế chính sách và quyền tự chủ, nhiều nơi gần giống như “khu tự trị” về kinh tế; loại thứ hai nhiều hơn, phổ biến hơn. Tiếp tục đọc

VTV làm ô nhục quốc thể, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo chẳng lẽ vô can?

Tác giả: theo FB Hoàng Hải Vân
.
Nghe nói VTV cứ khệnh khạng trong việc mua bản quyền, cuối cùng bị “hét giá” lên khoảng 4 hay 5 triệu đô la gì đó, nên từ chối không mua. Số tiền đó tuy là lớn, nhưng để phục vụ cho toàn dân thì thật quá bé nhỏ. Mới chỉ làm 13 km đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, cơ quan nhà nước đã vung tay nhẹ như không phê duyệt đội vốn tới hơn 300 triệu đô la chỉ vì lỡ đưa đầu vào cái thòng lọng chỉ định thầu của chủ nợ Trung Quốc và sự yếu kém trong quản lý. Những cái vung tay nhẹ như không tương tự tiêu tốn của đất nước hàng tỷ đô la nhưng chẳng quan chức nào thấy tiếc, còn bỏ ra chỉ mấy triệu đô la để phục vụ nhu cầu chính đáng của nhân dân thì tính toán như người buôn thúng bán mẹt (xin lỗi bà con buôn thúng bán mẹt về sự so sánh thất lễ này, vì tầm nhìn của bà con còn xa hơn VTV) (HHV)
.
.KD: Hỏi Ai làm chủ xứ này? Trả lời: Đồng tiền! Vậy thì con người phải làm “nô lệ”, mà VTV chỉ là một trong số đó khi cân nhắc tính toán thiệt hơn cho mình! Bất cần “ô nhục quốc thể”. Nhá!  😀

*Buồn cười quá. Khi đưa bài viết này lên FB, có một số ý kiến phản biện về bài viết này, cho rằng bài viết là “Hậu duệ của đấu tố địa chủ xưa”.

Cách đặt title và một số chỗ của bài viết có thể hơi nặng nề, phản cảm. Nhưng theo chủ Blog, vụ việc VTV1 không mua bản quyền bóng đá, để khán giả hâm mộ phải “xem trộm”, thực chất là “sản phẩm” của sự độc quyền báo chí, truyền thông. Bởi được biết, VTV 1 đến nay được giao là đơn vị duy nhất đại diện tư cách pháp nhân được mua bản quyền truyền hình thể thao.

Lẽ ra, nếu VTV ko làm, sẽ có đài khác làm, dân vẫn hưởng lợi. Vụ việc này cho thấy nếu báo chí, truyền hình nhà nước độc quyền, thì cần kiêm thêm cả phần chức năng phúc lợi XH. Nếu ko, khán giả rất thiệt thòi. Đây là một vụ việc đặt ra rất nhiều vấn đề về quản lý văn hóa, truyền thông cho Nhà nước.

———–

Mạng xã hội đang chửi bới lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) bằng những lời lẽ vô cùng thậm tệ khi Đài này từ chối mua bản quyền truyền hình Á vận hội 2018 (ASIAD 18) để cho hàng chục triệu người dân Việt Nam bất đắc dĩ phải vào xem lậu các kênh tường thuật không hợp pháp các trận đấu, trong đó có lực lượng vận động viên hùng hậu của Việt Nam tham gia. Báo chí cũng chỉ trích nhưng với lời lẽ nhẹ hơn. Đáng tiếc là bản thân tôi hoàn toàn ủng hộ sự chửi bới thậm tệ đó.

Trong sự kiện này, nước ta là nước duy nhất ở châu Á người dân phải xem các trận thi đấu của vận động viên thân yêu của đất nước mình bằng con đường bất hợp pháp. Dù viện dẫn bất kỳ lý do gì thì lãnh đạo VTV cũng vô trách nhiệm. Đẩy hàng chục triệu người Việt Nam tham gia vào hoạt động trộm cắp bản quyền không phải là sai lầm khuyết điểm thông thường chỉ chịu đôi ba câu chửi rủa là đủ. Đó là nỗi ô nhục quốc thể. Càng nhục nhã hơn khi các nhà lãnh đạo nước ta đang say sưa với những lời hay ý đẹp về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tiếp tục đọc

Cháu nội Vua Mèo kêu cứu vì bị tước quyền sử dụng tòa dinh thự

Tác giả: Viết Tuân

Ông Vương Duy Bảo đề nghị Thủ tướng giải quyết trả lại mảnh đất gắn với tòa dinh thự hơn 100 tuổi của họ Vương người H’mông ở Hà Giang.

KD: Lại cái tỉnh “Hà Gian”. Gian đủ thứ. Gian tình- tiền. Gian điểm thi, giờ muốn gian cả tòa dinh thự xa xưa của Vua Mèo.

Đừng nghĩ rằng đó là của phong kiến xa xưa thì phải đánh đổ tất cả mà thay vào đó là vườn- ao- chuồng trong biệt thự nhà các ông nhé. Dinh thự đó cần được coi như một chứng tích lịch sử, để người tứ xứ có lên Hà Giang du lịch cũng cần biết những dâu bể thời cuộc ra sao?

———–

Phó thủ tướng Trương Hòa Bình ngày 16/8 có văn bản yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch báo cáo tổng quan quá trình xử lý, giải quyết kiến nghị của ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vua Mèo Vương Chí Thành) về các vấn đề liên quan đến tòa dinh thự họ Vương tại xã Sa Phìn, huyện Đồng Văn. Trong đó có việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tòa dinh thự này. Các đơn vị báo cáo Thủ tướng trước 31/8.

Khu phòng làm việc và tiếp khách trong dinh thự họ Vương. Ảnh: Hachi8

Khu phòng làm việc và tiếp khách trong dinh thự họ Vương. Ảnh: Hachi8

Tiếp tục đọc