Sự cô đơn “lạnh người” của cô giáo bam bản giữa đại ngàn

Sau 1 tiếng đi xe máy và 4 tiếng đi bộ men theo những vách núi đá treo leo sâu trong cánh rừng già, chúng tôi có mặt tại trường mầm non Xà Phìn, xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, gặp gỡ và trò chuyện với cô giáo Lưu Thị Hằng.

Bám bản giữa đại ngàn biên giới

Con đường độc đạo vào điểm trường Xà Phìn, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm sâu hun hút.

Con đường độc đạo vào điểm trường Xà Phìn, một bên là vách núi, một bên là vực thẳm sâu hun hút.

Cô giáo Lưu Thị Hằng (28 tuổi).

Cô giáo Lưu Thị Hằng (28 tuổi).

Tiếp tục đọc

Một số cán bộ có tài sản rất lớn, không giải trình được nguồn gốc

.
.
KD: Cái câu “Có một số cán bộ có tài sản rất lớn”, nghe thì tưởng rất … ghê, nhưng thật ra, “một số” là một khái niệm rất chung chung, chả động chạm gì đến ai. Thứ nữa, mới đây, tổng kết cho thấy có 1,1 triệu cán bộ kê khai tài sản, nhưng chỉ có 06 trường hợp kê khai không trung thực- một con số bé tí. Vậy thì thông tin nào là chính xác nhỉ. Hay “một số” này rơi vào 06 đ/c kia??? 😀
Trong thế giới phẳng ngày nay, công khai và minh bạch chính là một tiêu chí phản chiếu sự lành mạnh của một thể chế, của guồng máy tổ chức cán bộ, và cũng là yêu cầu của những người dân còn tha thiết cho đất nước “giầu mạnh, dân chủ, công bằng  và văn minh”.
.
Nhưng có lẽ rất khó. Vì thế mà hành trình phát triển của dân tộc này hướng tới Văn minh còn rất gập ghềnh???  😦   😦   😦
————–
Một số cán bộ có tài sản rất lớn, không giải trình được nguồn gốc
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

Sáng nay, UB Thường vụ QH cho ý kiến lần 3 về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi.

Tiếp tục đọc

Hiệu trưởng Ngần Văn Thanh nói có nhắn tin, nhưng không gạ tình cô giáo

Tác giả: Vũ Phương

.

Đọc thấy đau, thấy nhục, thấy xấu hổ cho GD. Các vụ quấy rối, đổi tình lấy điểm cứ ê chề phơi mặt trên mạng, trên báo chí…Xin lỗi bạn đọc, chả thế có người đã nói rất tục rằng, cái ngành này là ngành “D. dọc”, chả sai!  😦
———— 
Xin đọc tin nhắn của cả hai:

Ông Ngần Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường Vân Hồ cho biết, có nhắn tin qua mạng xã hội với cô M., nhưng khi cô M. chưa về trường.

Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh cô M. giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú Vân Hồ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) tố bị hiệu trưởng gạ tình không được quay sang trù dập, o ép.

Nội dung trên ngay sau khi được đăng tải đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các thầy cô giáo và dư luận trên cả nước.

Tiếp tục đọc

Sai phạm tại Thủ Thiêm, những ai liên quan?

.Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố, sai phạm tại Thủ Thiêm chủ yếu về điều chỉnh ranh quy hoạch và bố trí đất tái định cư (TĐC), xảy ra trong giai đoạn đầu thực hiện. Đây chính là “nguồn cơn” của việc khiếu nại, tố cáo kéo dài hơn chục năm qua…
Sau khi có Quyết định 367, TP.HCM đã nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến khu đô thị này bị “biến dạng” và đó là một trong những nguyên nhân phát sinh nhiều hệ lụy .
.
KD: Đọc bài này thấy hơi lạ. Các quan chức phụ trách UBND t/p lẫn ông Kiến trúc sư trưởng giờ đều kêu không nhớ, không rõ việc điều chỉnh Dự án Thủ Thiêm thế nào, hoạc do người này người khác, mặc dù đã có QĐ của Thủ tướng CP? Trong khi dân Thủ Thiêm kêu oai oái hàng chục năm nay. Vậy sao khi đó, không ai lên tiếng, để mặc dân. Đến giờ khi Chính phủ chỉ đạo Thanh tra CP vào cuộc chỉ ra hàng loạt các sai phạm lớn, các vị mới thanh minh thanh nga là ko nhớ, ko rõ? Thế có thể gọi là vô cảm được không?
Nói thật, có lẽ nên gọi là Ủy ban Quan chức đi, ko nên gọi là UB Nhân dân nữa, cho phù hợp
————-  
Thanh tra Chính phủ đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm lớn tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Q.2 (TP.HCM), đồng thời kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan.

Một trong số những căn nhà còn sót lại ở phần đất 4,3 ha, KP.1, P.Bình An, Q.2 (TP.HCM)

Ảnh: Ngọc Dương
Vậy những ai phải chịu trách nhiệm về các sai phạm này?
Khu đô thị mới Thủ Thiêm (gọi tắt là Thủ Thiêm) là một “siêu dự án” có đến gần 15.000 hộ dân thuộc diện đền bù, giải tỏa với hơn 60.000 nhân khẩu đã di dời. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, kể từ khi Thủ tướng ký Quyết định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm vào thời điểm 4.6.1996 đến nay, quá trình triển khai dự án trải qua 4 đời chủ tịch UBND TP.HCM, gồm: ông Võ Viết Thanh (1996 – 2001), ông Lê Thanh Hải (2001 – 2006), ông Lê Hoàng Quân (2006 – 2015) và đương nhiệm là ông Nguyễn Thành Phong.

Tiếp tục đọc