Khi mất đi, các nguyên thủ QG để lại gì?

Tác giả: theo Fb Nguyễn Thị Bích Hậu

Thư viện của các TT Mỹ là bằng chứng cho thấy sau khi rời tột đỉnh quyền lực, các TT minh bạch mọi thông tin, mọi công việc các ông từng làm để hậu thế học hỏi, đánh giá, rút kinh nghiệm, và đem lại nguồn lợi lạc cho dân về du lịch, về kinh tế. Vì thế tên tuổi của họ sẽ được nhớ tới mãi mãi (NTBH).

.KD: Xin hãy đọc bài này để hiểu các chính khách, nguyên thủ QG các nước sau khi mất đi để lại gì. Không những thế, họ rất minh bạch trong cả những khiếm khuyết, những lỗi lầm, sai phạm của đời người trong giai đoạn cầm quyền.(Giá mà nước Việt cũng làm như thế thì con dân ngơ ngác lắm…)  😀

Vô hình chung, một phép so sánh tự nhiên rất buồn giữa họ với nước Việt

Họ để lại các thư viện- biểu tượng của trí tuệ- văn hóa và sự đi tới tương lai

Còn ở ta, để lại các lăng mộ- biểu tượng của quyền lực vua chúa, và đi về… quá khứ “vàng son”

Kém nhau chỉ một nấm mộ- một bên quá đơn giản, giản dị. Một bên uy nghi, hoành tráng

Nhưng thực ra là hơn nhau cả một tầm cao lịch sử, về trí tuệ, tư duy và tấm lòng vì Quốc gia, hay chỉ vì mình

Title bài, chủ Blog xin đặt

———— 

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, cây, nhà, thực vật, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, núi, ngoài trời và thiên nhiênTrong hình ảnh có thể có: cây, nhà, bầu trời, thực vật, ngoài trời và thiên nhiên
(Hình thư viện TT Nixon, Reagan và Bush.)

Sau khi chết đi, các TT Mỹ phần lớn đều có những mộ phần khiêm tốn và bé nhỏ. Nhưng hiện nay có 13 ông TT Mỹ (kể cả mấy ông còn sống) đã có mỗi ông một công trình to lớn và rộng rãi cho hậu thế. Đó là thư viện tổng thống.

Tiếp tục đọc

Về quy mô quần thể lăng mộ ông Trần Đại Quang

Tác giả: Đỗ Nam Trung (theo Blog Tễu)

KD: Từ mấy hôm nay, cư dân mạng bàn bạc xôn xao về vụ lăng mộ của ông Chủ tịch nước tại quê nhà.

Có một cái còm của một vị CCB thế này, xin đăng nguyên văn: “Cụ Nguyễn Công Trứ phải ôm mặt mà khóc khi mấy ha đất mà cụ cùng nhân dân khai phá lấn biển bao đời giờ bị san ủi để làm nghĩa trang”. Còn một bạn khác dẫn chứng cả ảnh đền thờ Nguyễn Công Trứ và còm như sau: “Đền thờ Nguyễn Công Trứ cũng ở xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình. Về mặt diện tích đất, so với kẻ hậu sinh TĐQ thua xa lắc…”

.Đúng là chết mà chưa hết chuyện. Đã thấy mọi người bàn, nay mai, còn mấy cụ đang sống đời thực vật, nếu cũng cứ về quê, lấy mấy ha đất kiểu này dựng đền thờ để tự… “thờ mình”, thì dân chúng chỉ nên chuyển đổi sản xuất, làm nghề vàng mã. Và ngành du lịch nước Việt nên phát huy thế mạnh du lịch “lăng mộ”. 😀

—————– 

Đây là toàn cảnh khu vực quê quán ông Trần Đại Quang tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh1)

Các bạn để ý khu vực bên trái góc ngã tư đường nhựa sẽ thấy nhà thờ tổ của Chủ tịch Trần Đại Quang mới được xây cất mấy năm trước. Nhưng phía trước lại đề biển “Đền Quang Thiện thờ những người có công với đất nước”. 

Tiếp tục đọc

Công nghệ giáo dục và việc áp dụng nguyên lý dạy học “đi từ trừu tượng đến cụ thể”

Tác giả: Phạm Toàn

.Nhà thơ- nhà báo Hoàng Hưng: Một trong những nguyên lý dạy học theo “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại gây tranh cãi nhiều nhất là nguyên lý “đi từ trừu tượng đến cụ thể”. Là một người theo dõi nhiều năm quá trình phát triển phải nói là thành công của những trường “Thực nghiệm” ở Hà Nội và TPHCM (1978-1998), và mới đây là thành công của một trường tư thục vào loại lớn nhất Hà Nội trong 2 năm 2015-2017 theo chương trình “Cánh Buồm” của nhà giáo Phạm Toàn, bản thân tôi cũng băn khoăn về nguyên lý này. Nhà giáo Phạm Toàn đã cố gắng giải đáp băn khoăn của tôi trong bài viết trả lời tôi sau đây, mà tôi xin chia sẻ với các bạn đọc mạng xã hội để tham khảo.

.KD: Blog KD/KD vừa nhân được bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Sau 40 năm triển khai, CNGD vẫn lặp lại “số phận” của mình trước đây- tranh cãi về nguyên lý GD.

.Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, việc tranh cãi nguyên lý GD của CNGD chỉ là cái phần “nổi’ mà những ai ai đó sử dụng chiêu trò, đánh vào tâm lý “bầy đàn” của cư dân mạng, để “đập chết” CNGD, chia lại thị phần bán SGK mới là “phần chìm” căn bản nhất. Trong khi Gs HNĐ vẫn “kiên nhẫn” giải thích về … nguyên lý GD.

.Trân trọng tâm huyết nhưng thấy buồn cười!

———–

GS Hồ Ngọc Đại
GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Thanh Hùng

Chiều thứ Bảy 22 tháng 9 vừa rồi, tại cuộc gặp gỡ Cà phê thứ Bảy ở Hà Nội, giáo sư Hồ Ngọc Đại đã trình bày nguyên lý Công nghệ Giáo dục trước các bạn quan tâm. Khách tham dự ngồi kín ra cả bên ngoài phòng họp. Trong khoảng một trăm phút, giáo sư Hồ Ngọc Đại đã kể lại vắn tắt quá trình nghiên cứu Tâm lý học giáo dục và sự ra đời Công nghệ giáo dục của tôi (Hồ Ngọc Đại) chuyên về dạy học (không thuộc phạm vi hoạt động khác), với cái mẫu là cách dạy tiếng Việt ở lớp Một phổ thông (chưa là tất cả hành trình 12 năm đi học).

Tiếp tục đọc