Chiếc quần short trên bàn, ‘chuyện nhỏ’ nhưng cần ‘suy nghĩ lớn’

Tác giả: Ts Nguyễn Hoàng Chương

KD: Câu chuyện đơn giản:

“Thầy K. vào lớp thấy chiếc quần short để trên bàn giáo viên, thầy yêu cầu một học sinh của lớp vứt chiếc quần này vào sọt rác. Chị A., phụ huynh của học sinh có chiếc quần short bị vứt, lên trường “ăn thua đủ” với thầy K., quay clip “cuộc nói chuyện” và tung lên mạng”.

Câu chuyện “tình huống sư phạm” tưởng rất buồn cười, cuối cùng có cái kết đáng buồn bởi cái văn hóa của bà mẹ “phản văn hóa”

Học trò vốn “nhất quỷ nhì ma”. Giá ông thầy có tính hài hước và tay nghề sư phạm cao, sẽ khiến sự trêu chọc thầy một cách ranh mãnh, và có phần tếu táo thành câu chuyện cười nhưng vẫn đủ tính chất răn đe, nhắc nhở. Cam đoan cậu học trò nào đó sẽ vẫn quý trọng thầy và chuyện đó trở thành một kỷ niệm nhớ đời để biết tôn trọng, lễ phép với thầy hơn.

Nhưng thầy cư xử hơi… cứng nhắc, quan trọng hóa quá cái lếu láo của học trò!

Giá bà mẹ (chắc trẻ) đừng có thói nanh nọc kiểu hàng tôm hàng cá với ông thầy, giở luôn võ “vô văn hóa” của chị ta thời @ đối xử với ông thầy, câu chuyện không đến nỗi thành nỗi xấu hổ chung của XH đang quá xuống cấp về đạo lý này

Chỉ thấy buồn.

——————

Dư luận lại một phen dậy sóng với câu chuyện vừa xảy ra giữa một phụ huynh với một thầy giáo Trường THCS Trần Huỳnh, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.

Chiếc quần short trên bàn, chuyện nhỏ nhưng cần suy nghĩ lớn - Ảnh 1.

Một giờ sinh hoạt tại trường THCS Trần Huỳnh, nơi xảy ra vụ việc – Ảnh: NGỌC HÂN

Thầy K. vào lớp thấy chiếc quần short để trên bàn giáo viên, thầy yêu cầu một học sinh của lớp vứt chiếc quần này vào sọt rác. Chị A., phụ huynh của học sinh có chiếc quần short bị vứt, lên trường “ăn thua đủ” với thầy K., quay clip “cuộc nói chuyện” và tung lên mạng. 

Tiếp tục đọc

Kinh tế đánh bạc

Tác giả: theo FB Hoàng Hải Vân

Nước ta tiếng là nước cấm cờ bạc nhưng là nước cho phép tổ chức tràn lan cờ bạc trá hình. Hoạt động cờ bạc ở nước ta hình như không ít hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Phải lo giải quyết cho minh bạch chuyện cờ bạc trá hình trước khi tính chuyện hợp pháp hóa cờ bạc hay không. Khi “đại nhà cái” cờ bạc chính là nhà nước thì việc kiểm soát cờ bạc là chuyện không tưởng chỉ nói cho vui mà thôi.

Và con đường phát triển thiện lành của đất nước nhất định không nên là con đường cờ bạc.

KD: Cũng tại “nước ta” kết hôn giữa kinh tế thị trường với cái đuôi XHCN đầy âu yếm không được phép đoạn tuyệt  😀  . Và là nước pháp quyền, nhưng pháp quyền quá bấy bớt, nên phải được “cầm tay chỉ việc”.

Cái đuôi lại định hướng cái đầu  😀  😀  😀

————

Nghien co bac: Benh tam than co tinh di truyen hinh anh 1

Đường dây đánh bạc online bất hợp pháp do hai ông tướng công an bảo kê vừa bị phá có tới mấy chục triệu người tham gia, cho thấy người Việt ta quả là dân máu me cờ bạc.

Tiếp tục đọc

Vài ý nghĩ nhân một hội thảo về Tố Hữu

Tác giả: theo FB Lại Nguyên Ân

Đọc lại tài liệu giới phê bình nghiên cứu VN viết về Tố Hữu, nhất là những gì viết từ 1955 đến 2000, bạn phải lưu ý… “trừ bì”, tức là phải lượng định mức độ phóng đại của những lời khen. Một đôi người chỉ khen cho phải phép trước kẻ đắc thời đắc thế, nhưng nhiều người thì khen thơ Tố Hữu là khen cấp trên, đề lên tận lưng trời, là để kiếm lợi riêng,

.KD: Nhân vụ Thừa thiên- Huế có chủ trương xây nhà lưu niệm cho Tố Hữu, xin đăng lại bài viết của nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân từ năm 2010, để bạn đọc chia sẻ. Một bài viết sâu sắc

—————-

1/ Kỷ niệm Tố Hữu năm nay (2010), nhân 90 năm sinh, được tổ chức khá rùm beng: đã một buổi trình diễn thơ-nhạc tại Nhà hát Lớn hôm chủ nhật 2/10, lại buổi hội thảo tại ban Tuyên huấn TƯ hôm nay, 4/10. Làm lớn nhân năm chẵn, lại nhân lễ ngàn năm Thăng Long, rõ rồi; nhưng liệu có phải vì cái uy của thơ Tố Hữu đang suy trong công chúng? Nghe đôi nhà giáo đại học cho biết, sinh viên ngữ văn không thích làm luận văn, luận án về thơ Tố Hữu. Không tin thì ban Tuyên huấn cho cán bộ nhân viên làm điều tra xem?

Tiếp tục đọc