Phan Châu Trinh đi trước thời mình sống

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh (Bài viết nhân ngày giỗ thứ 90 cụ Phan Châu Trinh: 24/3/2016
.
Điều gây kinh ngạc cho hậu thế là nhân vật này – dù trong đầu chưa có khái niệm về cách mạng tư sản; lại càng không biết tí gì về quy luật thay thế nhau của các nền văn minh; vậy mà vẫn suy nghĩ và hành động hợp quy luật chung, hợp xu thế thời đại và hợp với tình hình thực tế của đất nước. Hợp ở thế kỷ 20, sang đến thế kỷ 21 cũng vẫn hợp. Hiện nay, dân trí, dân khí, dân sinh vẫn là vấn đề lớn và thời sự không kém cách nay trăm năm. Để rồi xem.
.
….Ước gì các cụ trên 80 tuổi (nay không còn nhiều) hãy viết lại cho con cháu biết đầy đủ những điều như đã nói ở trên. Dù viết đủ đến đâu, xét ra, tất cả những điều mà cụ Hồ đã làm ở thời đó cũng chỉ gói ghém trong chín chữ vàng cụ Phan để lại. Xin bái phục cụ Phan….

Ấy thế mà chục năm sau, cụ Hồ lại nhắc: “Nước độc lập mà dân chưa tự do, độc lập cũng chẳng ý nghĩa gì“. Từ tâm trạng nào? Cụ muốn nhắc nhở đảng của cụ? Hay là cụ than vãn về những quyền dân ghi trong Hiến Pháp cứ nằm ườn ra đó? (NNL).

.KD: Là GS Y học, nhưng tác giả Nguyễn Ngọc Lanh say mê lịch sử, nghiên cứu và viết về đề tài này vừa thâm thúy, sâu sắc, hóm hỉnh, vừa rất hấp dẫn, chẳng giống ai. Mà bài viết này về tư tưởng Phan Châu Trinh chỉ là một trong số đó.

.Chỉ tiếc rằng, người đương thời đã không chọn tư tưởng của Cụ Phan mà chọn con đường khác. Để bây giờ, không ít người của hậu thế nhận ra và ân hận, nuối tiếc. Sự chọn lựa sai từ điểm khởi đầu, hóa ra phải trả giá quá đắt, bằng vài thế kỷ, mà chưa chắc đã bước ra khỏi vòng kim cô  😦

—————

  1. Nhân 90 năm ngày mất của nhân vật

Dân ta quen lấy ngày mất của tiền nhân để tưởng nhớ. Hôm nay, 24-3-2016 là ngày giỗ – hơn nữa là ngày giỗ thứ 90 – của cụ Phan Châu Trinh, tôi xin thắp nén nhang bằng cách nêu vắn tắt những gì tôi đã thu nhận được – và tỉnh ngộ ra – khi tìm hiểu di sản mấy ngàn trang của Cụ. Tôi thử nhìn các sỹ phu thời Cụ và thời sau này như những nhà trí thức, qua tư tưởng và hành vi của các vị ấy. Nếu có nhiều cách tiếp cận vấn đề thì đây là một cách.

Tiếp tục đọc

Việt Nam ‘đi ngược Đổi Mới’ vào lúc nào?

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.Thời kỳ có chính sách Đổi Mới thực sự là dưới thời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và tiếp theo bởi Thủ tướng Phan Văn Khải….Từ năm 2001 đến 2007 chính sách kinh tế của Việt Nam là hoàn toàn thất bại và gây ra một loạt các vấn đề lớn cho cả nền kinh tế lẫn tài chính.

… Trong những năm gần đây thì họ cố gắng gỡ rối những vấn đề của thời ông Dũng như nợ xấu ngân hàng, nợ công quốc gia và đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng. Nhưng có chuyện mà không ai có thể phủ nhận khiến kinh tế Việt Nam không thể có bước nhảy vọt là vấn đề tham nhũng (Phạm Đỗ Chí).

KD: Đây là quan điểm riêng của ông Phạm Đỗ Chí- cựu quan chức cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), từng có thời gian được mời vào ban tham vấn riêng về kinh tế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trong bài viết này, Ts Phạm Đỗ Chí nhắc tới “Đổi mới lần 2”. Dạo còn làm ở TVN, bọn mình đã đưa một số bài viết liên quan chủ đề “Đổi mới lần 2”, nhưng sau đó bị tuýt còi, phải dừng lại.

.Những giải pháp TS Phạm Đỗ Chí đưa ra- cải cách thể chế- không mới, vì cũng là những đề xuất của nhiều chuyên gia nghiên cứu, nhiều trí thức tâm huyết. Tuy nhiên, có một điều kiện lớn nhất cho các giải pháp, rất khó khăn, theo mình, đó là phải… “thoát Trung”.

Điều đó đòi hỏi ý chí, khí phách và sự tổng hòa nội lực của cả QG, trứơc hết là công cuộc chống tham nhũng của ông Tổng- Chủ (trong bài viết này, TS Phạm Đỗ Chí nêu lên vụ lớn nhất chưa được khui ra- là tài nguyên dầu hỏa đi về đâu? Mình nhớ đã từng có lúc vụ dầu hỏa này om xòm trên một số trang “lề trái” rất kinh khủng). Là xây dựng guồng máy nhân sự từ cấp cao trở xuống thực sự sạch sẽ, thực sự vì dân. Đó cũng là những giải pháp lớn, tương hỗ, gắn bó, song hành

Có khó không? Rất khó! Cũng vì thế, rất trân trọng những việc làm của ông Tổng- Chủ, và tin rằng được lòng dân ủng hộ, nhưng nhìn về hành trình hướng tới Văn minh nhân loại mà nước Việt này đi, thấy buồn vì… xa lắc xa lơ  😦  😦  😦

—————

Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí nhấn mạnh nhu cầu cải cách thể chế.
Image captionTiến sỹ Phạm Đỗ Chí nhấn mạnh nhu cầu cải cách thể chế để Việt Nam vượt lên các vấn đề hiện nay

Một chuyên gia kinh tế Việt kiều sống ở Mỹ chỉ trích con đường kinh tế Việt Nam giai đoạn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền.

Tiếp tục đọc