Martin Rama là kinh tế gia trưởng khu vực Nam Á của Ngân hàng Thế giới. Ông có thời gian dài sống tại Hà Nội trong vai trò kinh tế gia trưởng của World Bank tại Việt Nam và có sự gắn bó đặc biệt với mảnh đất này. Rama đã xuất bản cuốn “Hà Nội một chốn rong chơi” để nói về những cảm nhận của ông trong thời gian sống tại Việt Nam- VnE).
Mỹ vào những năm 1950, Tây Ban Nha vào những năm 1980 và Việt Nam vào những năm 2000 có điểm chung. Ở cả ba quốc gia, đó là thời kỳ thịnh vượng kinh tế chưa từng có và sự chuyển đổi xã hội mạnh mẽ, đứt gãy. Và trong mọi trường hợp, sự rộng rãi đột ngột của những nguồn lợi tức và cơ hội khiến tâm lý kỷ luật và hi sinh của thế hệ cũ dường như vô lý với nhiều người trẻ.
Nhưng sự chuyển mình này có thể phải trả giá đắt…
…Là một người yêu Hà Nội, tôi thấy một hậu quả tai hại khác từ thời kỳ lẫn lộn giá trị này. Đặc tính độc đáo của một thành phố có thể dễ dàng bị mất đi trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trên hành trình tìm kiếm lợi nhuận tức thì của mình, nhiều người sẵn sàng phá hủy bất cứ thứ gì, và đẩy bất cứ ai đi (Martin Rama) .
KD: Bài viết của một người Mỹ rất yêu Hà Nội. Ông chỉ nêu ra những hiện tượng XH- sự hỗn loạn những giá trị- mà một QG đang chuyển mình sang cơ chế kinh tế thị trường. Nhưng ông ko nêu nguyên nhân.
Chẳng có gì ko khó để có thể thể nêu ra- bởi XH này ko có nền tảng là pháp luật thượng tôn. VN đi sau rất nhiều QG khác về kinh tế thị trường, nhưng VN lại “một mình một chợ”, nên sự hỗn loạn, thậm chí là rối loạn những giá trị kiểu này sẽ còn kéo rất dài… 😦
————–
Bạn phải đăng nhập để bình luận.