Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam, xe tăng kiểu mới Type-15 lần đầu lộ diện

Theo trang tin Thanh niên Trung Quốc, Tập đoàn quân 75 lục quân thuộc Bộ Tư lệnh chiến trường miền Nam vừa tiến hành diễn tập thực binh tại phía Đông tỉnh Vân Nam (tỉnh giáp với các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên của ta) với chủ đề là mô phỏng đối đầu trực diện giữa quân đội Trung Quốc và “quân đội nước láng giềng X”.
.
KD: Rất đáng chú ý. Ngoài VietTimes, chưa một tờ báo chính thống trong nước nào đưa tin?
——————-

Xe tăng Type-15 tham gia diễn tập

Xe tăng Type-15 tham gia diễn tậphttps://sp.zalo.me/plugins/share?dev=null&color=null&oaid=729702310070047222&href=https%3A%2F%2Fviettimes.vn%2Fcontent%2FOTU4ODk%3D.html&layout=icon&customize=true&callback=null&id=4e79d61a-7366-4bdf-8835-e0ca9a71083e&domain=viettimes.vn&android=false&ios=false

Tại cuộc diễn tập này, người ta đã thấy xuất hiện loại xe tăng mới nhất Type-15 của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên loại xe tăng này được đưa vào huấn luyện đối kháng kể từ khi nó ra đời vào năm 2012. “Thanh niên Trung Quốc” nói, đây là lực lượng chủ lực của lực lượng lục quân cơ giới hóa ở phía Nam, sự xuất hiện của tăng Type-15 cho thấy lục quân Trung Quốc đã tiến thêm một bước trên con đường chuyển sang cơ giới hóa, tin học hóa.

Tiếp tục đọc

“Đệ nhứt phu nhân Nguyễn Thị Mai Anh”

Tác giả: theo FB Song Ngư

.KD: Bạn bè trên FB gửi mình bài viết này. Mình có một niềm thích thú là rất hay đọc để ngẫm ngợi về số phận những nhân vật lịch sử, hoặc thân phận những nhân vật đặc biệt. Thuở nhỏ, mê đọc sách danh nhân vô cùng. Đến khi là một cô nhà báo trẻ, mình đã từng muốn sẽ viết một cuốn sách về tình yêu của các chính khách tên tuổi. Nhưng có một lần, đọc một cuốn về chủ đề này (tình yêu của các nhà lãnh đạo CM) của tác giả Nguyệt Tú, mới đọc một vài truyện, mình bỏ ngay vì không chịu nổi “nhãn quan ý thức hệ” của chính người viết. Ngán!  😀

Còn giờ, nghề làm báo với nhãn quan độc lập, mình vẫn thích đọc về tất cả những nhân vật của cả hai phía đối lâp, cả trong nước và thế giới. Để thấy mỗi số phận lịch sử, hoặc đặc biệt, đều có những khóc cười của họ, đều có hạnh phúc và bất hạnh của họ, của kiếp nhân sinh.

Để làm gì? Để nghĩ về sống ở Đời- phải là như thế nào. Và để hiểu thêm cái Thế giới này mà mình đang sống. Con người là gì, Tình yêu là gì, với cả sự cao quý lẫn thấp hèn, quân tử lẫn đê tiện, nữ nhi đài trang hay chỉ là kẻ đàn bà tầm thường, bé mọn…

Bà Nguyễn Thị Mai Anh- Phu nhân TT Nguyễn Văn Thiệu, không có sự thông minh, đặc sắc, tham gia chính trường như bà Trần Lệ Xuân (phu nhân ông Ngô Đình Nhu); không có sự quyến rũ xiêu đình đổ quán như của bà Tuyết Mai (phu nhân Phó TT Nguyễn Cao Kỳ), nhưng bà vẫn có nét riêng của một người đàn bà nền nã, được GD kỹ lưỡng, giản dị mà vẫn cao sang…

.Xin đăng bài này lên để bạn đọc chia sẻ. Như mọi bài về các số phận, cá nhân, mình ko đưa lên Blog, tránh những bàn loạn có khi quá khích hoặc cực đoan- không cần thiết

——————-

 Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnhTrong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, cận cảnh

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi và trong nhàTrong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, ngoài trờiTrong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng
Bà Nguyễn Thị Mai Anh là phu nhân của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Bà là Đệ nhứt Phu nhân của chính thể Đệ Nhị Cộng hòa (1967 – 1975), đôi khi được gọi là Bà Nguyễn Văn Thiệu, đặc biệt là trong truyền thông Tây phương. Ông bà thành hôn năm 1951.

Tiếp tục đọc

Thế nào là giải phóng: sau 1975 ĐH Vạn Hạnh được tiếp quản như thế nào?

Tác giả: theo FB Nguyễn Lương Hải Khôi

.Nhưng miền Bắc không chỉ giải phóng miền Nam khỏi những văn bản cổ của văn minh nhân loại hay những trước tác nóng hổi nhất trên thế giới nửa thế kỉ trước, miền Bắc chúng ta đã giải phóng họ khỏi một nền đại học được xây dựng trên ý niệm tự do.

.Trong số sách Thư viện Vạn Hạnh còn sót lại, có một loại sách đặc biệt, do trường xuất bản, in những bài phát biểu của các diễn giả được mời đến nói chuyện và tranh luận với giảng viên, sinh viên của trường. Đọc những cuốn sách đó, bạn sẽ nhận ra ĐH Vạn Hạnh đương thời giống như một diễn đàn khổng lồ của xã hội dân sự, nơi tất cả các xu hướng tư tưởng khác nhau đều được cất lên tiếng nói của mình, từ chống cộng sản đến chống Hoa Kỳ, ủng hộ miền Bắc đến ủng hộ Việt Nam Cộng hoà… Tất cả đều có một không gian bình đẳng để giải thích vì sao họ suy nghĩ và hành động như vậy.

.Lúc đó tôi đã tự hỏi, giữa Sài Gòn thời đó thì có những tiếng nói chống lại hệ thống cộng sản là đương nhiên, nhưng tại sao chế độ Việt Nam Cộng hoà lại để cho ĐH Vạn Hạnh (và đương nhiên không chỉ Vạn Hạnh) trở thành nơi những người chống lại mình có thể phát biểu tư tưởng?

.Câu trả lời nằm ở Hiến pháp 1967 của họ: Đại học là tự trị (NLHK).

.KD: Đọc bài này buồn muốn khóc.  😦  😦  😦

.Lại nhớ lời than vãn đầy đau đớn của thân sinh Đạo diễn Trần Văn Thủy trong cuốn “Trong đống tro tàn”- cuốn sách của ông in tại xứ người: Hỏng hết rồi!

.Hỏng hết rồi!  😦   😦   😦

———-  

Thư viện ĐH Vạn Hạnh có hàng vạn cuốn phim quay lại bản gốc các cuốn sách cổ của các nền văn minh trong lịch sử. Nhà nghiên cứu muốn đọc văn bản gốc thì mượn phim rồi đọc trên màn hình ti vi của thư viện.

Tiếp tục đọc