Tác giả: theo FB Truong Huy San
Hơn 70 năm qua đã có 3 thế hệ nắm quyền, cả ba thế hệ đều không có vai trò của dân thông qua những thiết chế thực quyền.
… Cả ba thế hệ đều đã lệ thuộc rất nhiều vào cá nhân, thế hệ nào cũng không tránh được sự tha hoá. Đừng để “thế hệ thứ Ba” khi có cơ hội lại đưa đất nước quay lại “thời kỳ Ba Dũng”. Phải để những kẻ tha hoá biết sợ dân, sợ thể chế chứ không chỉ sợ một người; phải để cây thành rừng, thành gỗ chứ không chỉ thành củi. Dân chúng hân hoan khi thấy bọn tham nhũng bị tống vào tù; nhưng dân chúng cần có đủ niềm tin vào thể chế để tìm cảm hứng phát triển ngay cả khi “lò” tắt.
KD: Một bài viết rất hay, có lẽ là bài có tầm nhất trong các bài viết của Huy Đức (THS), về ba thế hệ cầm quyền. Mỗi thế hệ có những đặc điểm riêng, gắn với thời cuộc và gắn với truyền thống … “hôn nhân cận thuyết”, lại vẫn có những đặc điểm riêng cụ thể của cá nhân cầm quyền, tùy “bàn đạp” tiến thân, chút học vấn (tri thức), và thủ đoạn chính trường dày dạn.
Chỉ tiếc “hôn nhân cận huyết” chưa bao giờ báo hiệu những điều tốt đẹp 😦 😦 😦
*Lưu ý bạn đọc, tác giả Truong Huy San không có ý chia các thế hệ cầm quyền theo tư duy cơ học, từng năm tháng, mà chia theo đặc điểm tư duy chính trị, gắn với thực tiễn thời cuộc và chính trường đối ngoại. Cũng theo Truong Huy San, thế hệ hiện nay vẫn là thế hệ thứ 3, muốn có thế hệ thứ 4, phải có cải cách chính trị
————–
Ảnh theo FB Khanh Tiến

BCT giới thiệu nhân sự quy hoạch hai năm trước đại hội là một cách làm mới nhưng để kết quả không như cũ thì Đảng phải công khai ngay danh sách cho dân giám sát.
Nếu “nhà nước thực sự là của dân” như Đảng tuyên bố thì nhân sự không phải là công việc nội bộ của Đảng. Phần lớn trong 200 con người được quy hoạch đó đang hoặc sẽ nắm giữ những quyền lực then chốt nhất của nhân dân. Nên nhớ là những Nguyễn Tấn Dũng, Trần Đại Quang, Đinh La Thăng, Tất Thành Cang… đều được quy hoạch từ rất sớm. Tiếp tục đọc