Thủ tướng: Không đổ lỗi cho thể chế vì mọi chính sách đều do cán bộ làm ra

Tác giả: P. Thảo

.Gợi ý những vấn đề đặt ra với năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc phải tìm giải pháp mạnh mẽ khơi thông, huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Thủ tướng cho rằng, không thể đổ lỗi cho thể chế hạn chế vì mọi chính sách đều do cán bộ nhà nước làm ra…

KD: Bất ngờ đọc được bài viết với phát ngôn của ông Thủ tướng tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương thấy thú vị quá, muốn đưa lên để bạn đọc chia sẻ và phản biện về quan điểm “quả trứng có trước hay con gà có trước”  😀

Còn mình thì nghĩ, Thủ tướng mới nhìn thấy cái ngọn, chưa nhìn thấy cái gốc. Vì sao?

– Đúng là “mọi chính sách đều do cán bộ Nhà nước làm ra”. Chỉ tính riêng năm 2018, theo thống kê của Bộ Tư pháp, có tới 5.600 văn bản trái pháp luật được ban hành, vi phạm đến cả Quyền con người (theo VNF).

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ nhà nước này là con đẻ- “sản phẩm chính danh” của tổ chức và chính sách về cán bộ của thể chế. Xưa, là ba đời trong sạch (mới triệt để theo CM), tiếp đó là phải có bằng cấp đào tạo (tiêu chuẩn hóa cán bộ), đã đẻ ra nạn mua bằng cấp, học rởm bằng thật. Và thời kim tiền này, thì hiện tượng CCCC, bổ nhiệm “đúng quy trình”, cái khái niệm ngụy biện cho sự sai trái của cách “hôn nhân cận huyết” đã khiến cho XH dị ứng, mà chất lượng cán bộ của guồng máy ngày càng …. tha hóa

-Liên quan đến thể chế, phải nói tới bản chất của tư duy kinh tế và cách điều hành chính sách kinh tế Thị trường theo định hướng XHCN hiện nay vẫn là Xin- cho. Chính cái quan hệ Xin- cho này đã đẻ ra tham nhũng, lợi ích nhóm, đẻ ra cả hàng loạt các… đại án kinh tế, thất thoát hàng tấn tiền tỷ. Nếu thể chế XH này, trong đó tư duy kinh tế thị trường không vì ý thức hệ tư tưởng cứng nhắc, cổ lỗ, quá ưu ái cho các DNNN, các Tập đoàn kinh tế NN, hẳn sẽ hạn chế rất lớn những thiệt hại kinh tế không đáng có, hạn chế cả sự mất mát một đội ngũ không ít cán bộ vì vi phạm pháp luật, sa ngã bởi lòng tham, không làm cho niềm tin của người dân bị thử thách quá độ, bị tổn thương sâu sắc đến… mất sạch

-Liên quan đến thể chế, phải nói rằng, Tư pháp của XH này đã bảo đảm xét xử độc lập, và thượng tôn thật sự chưa? Câu hỏi này xin hãy để cho sự phản ứng của dư luận XH trước các vụ án xét xử từ dân thường đến quan chức cao cấp, nghe như một trò “đùa” đau đớn- trả lời!

Tất cả những tổn thất quá lớn của XH, thông qua hàng loạt các vụ đại án, làm tổn thương tới lòng dân, vốn từng rất tin tưởng ở nhà nước, do đâu nếu không phải do từ những khuyết tật, những lỗ hổng to tướng của thể chế này?

Nếu chỉ nhìn vào con người, đổ lỗi cho đội ngũ cán bộ làm chính sách…, thì trong tương lai, XH này còn mất công, mất của, mất sức, mất rất nhiều tiềm lực vào các vụ đại án khác. XH sẽ còn bất an, bất ổn vì lợi ích nhóm, tham nhũng, sự tử tế sợ sự lưu manh, cái tốt hèn mạt trước cái xấu xa, đểu cáng

Và Đất nước này vẫn loanh quanh luẩn quẩn quanh cái “ao làng” mà thôi!

——————–

Thủ tướng: Không đổ lỗi cho thể chế vì mọi chính sách đều do cán bộ làm ra - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị

Sáng 28/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Hội nghị có sự tham dự, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng đông đảo lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Nhà nước.

Tiếp tục đọc

Làm thế nào để mua đứt một quốc gia? (Bài 2)

Tác giả: theo FB Mạnh Kim

.Để có thể hình dung bức tranh “đặc khu kinh tế” Việt Nam như thế nào, thử nhìn hiện thực đang xảy ra tại Campuchia. Vân Đồn hay Phú Quốc có giống Sihanoukville hay không, chưa thể khẳng định, nhưng viễn cảnh ấy là một hiểm họa đầy ám ảnh…

—————

Vườn Quốc gia Botum Sakor nhìn từ trên cao (Ảnh: Reuters)

Tiếp theo Bài 1

CÂU CHUYỆN CAMPUCHIA

BÀI 2: “CHỖ NÀY LÀ TRUNG QUỐC!”

Từng là khu rừng rậm nguyên sinh, nơi sinh sống của nhiều động vật quý hiếm, Botum Sakor thuộc tỉnh Koh Kong tại Tây Nam Campuchia đã biến thành “công viên quốc gia”. Chính xác hơn, nó là một sòng bài khổng lồ. Hổ, báo, voi, vượn… đã được thay bằng những “hình nhân” Trung Quốc. Botum Sakor không là nơi duy nhất Campuchia được sang tay cho Trung Quốc với giá rẻ mạt…

“Chỗ này là Trung Quốc!”

Tiếp tục đọc

Làm thế nào để mua đứt một quốc gia?

Tác giả: theo Blog Phan Ba
.
Làm thế nào để mua đứt một quốc gia? Vài “điều kiện” dưới đây sẽ giúp “thỏa mãn” được tham vọng biến một quốc gia thành thuộc địa.

– Quốc gia đó không xây dựng được nền kinh tế đủ mạnh và có khả năng tự lập, tự chủ.

– Quốc gia đó không có nền chính trị dân chủ, không có hệ thống chính trị tam quyền phân lập để kiểm soát “hành vi” chính phủ. Mọi vấn đề đều do đảng cai trị quyết định.

– Quốc gia đó không có những nhóm trí thức đủ ảnh hưởng để xây dựng sức mạnh tập thể chống lại sự độc tài nhà nước.

– Quốc gia đó không có những chính trị gia đúng nghĩa sẵn sàng từ bỏ quyền lực chính trị lẫn quyền lợi cá nhân để đứng về phía người dân.

– Quốc gia đó không có một nền giáo dục tự do.

– Quốc gia đó không có hệ thống báo chí phản biện và những nhà báo dũng cảm; và quốc gia đó sẵn sàng mở rộng cửa nhà tù đối với bất kỳ ai dám nói sự thật.

– Quốc gia đó không có chiến lược đầu tư nhân lực và sử dụng nhân tài.

– Quốc gia đó bị ngoại bang can thiệp trong vấn đề nhân sự; và quốc gia đó cũng tự gắn liền số phận mình với ngoại bang (Blog Phan Ba)

KD: Câu chuyện về đất nước Campuchia trong bài này, là một điển hình của việc bị “mua đứt” cả một QG- cho dù họ vẫn tồn tại … độc lập, có nhà nước, có chính phủ, có dân

————— 

CÂU CHUYỆN CAMPUCHIA

Làm thế nào để mua đứt một quốc gia? Vài “điều kiện” dưới đây sẽ giúp “thỏa mãn” được tham vọng biến một quốc gia thành thuộc địa.

Tiếp tục đọc