Chúng ta có đối diện với sự thật đó hay không? (HTG)
KD: Hoàng Tư Giang là nhà báo Kinh tế, nên tin chắc những số liệu anh í viết ra là có cơ sở. Nói cho công bằng, công cuộc Đổi mới cách đây hơn 30 năm đã giúp VN thoát ra khỏi sự cùng cực đói nghèo và nghẹt thở cả về tinh thần bởi cái thể chế bao cấp không chỉ khiến người dân bị bao cấp về vật chất, mà còn bao cấp cả về tinh thần, mất đi quyền làm người khốn khổ. Và chính sự Đổi mới đó đã… hồi sinh XH. Thế nhưng, cũng phải công bằng mà nói rằng, cho dù có những thành quả đáng kể về diện mạo phát triển, về đời sống vật chất, thì bước tiến của VN so với các nước châu Á láng giêng khác như trong bài viết đã dẫn chứng, quá chậm về tốc độ, nhưng lại lổn nhổn, kiểu “trẻ không đều”, được cái nọ mất cái kia. Nghiêm trọng hơn, thảm trạng tham nhũng từ cơ chế xin- cho, vẫn là tư duy cơ bản ngự trị, tàn sát niềm tin, và pháp luật thiếu công tâm nên cho dù công cuộc nhóm lò của ông Tổng- Chủ có những kết quả nhất định, lòng tin của nhân dân vẫn bị tổn thương rất nặng. Vì sao? Có rất nhiều bài viết của báo chí, trên mạng XH đã kiến giải vấn đề này, mình muốn để bạn đọc tự suy ngẫm và trả lời
Mình chỉ chú ý một câu phát biểu của ông Trưởng Ban kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình cách đây ít lâu trên tivi, đại ý: Điều quyết định sự thành công của các Quốc gia- chính là thể chế!
Chỉ tiếc sau đó, một quan chức cao cấp của nhà nước phát biểu tiếp theo, ca ngợi thể chế VN hết lời kiểu… tự sướng.
Mình cũng hết cả lời bình 😀 😀 😀
———————-

Gần đây, nhiều người tự hào nói về đất nước tươi đẹp, hùng cường. Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng tôi muốn nhắc lại những số liệu trong quá khứ và hiện nay.
Theo nghiên cứu của nhóm làm Báo cáo Việt Nam 2035, một báo cáo công phu bậc nhất do WB trợ giúp, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.