Đại gia xây chùa, một vốn bốn trăm lời

Tác giả; Trần Phương

Có lẽ thời buổi giờ chỉ có ngành du lịch tâm linh, hay kinh doanh tâm linh là ăn nên làm ra, bỏ tiền ra xây chùa hoành tráng, có lẽ chùa chưa xây xong đã thu hồi được vốn….Ngành nghề khác có làm ăn thua lỗ, có đóng cửa, phá sản thì ngành này vẫn phát triển bền vững, đi lên. Văn hóa trở thành món kinh doanh mỳ ăn liền đầy hấp dẫn, bất chấp nền tảng truyền thống dân tộc (Trần Phương).

KD: Xin trích lại một cái còm của mình về chủ đề này, giữa Hiện tượng và Bản chất vấn đề: Có một hiện trượng trớ trêu, trái khoáy rất ngược với lẽ phải thông thường.  Nếu nhìn về hình thức, chưa lúc nào XH mình “chấn hưng Phật giáo” bằng lúc này: Chùa chiền to lớn mọc lên rất nhiều. Nhưng cũng chưa lúc nào mà đạo lý sống người Việt tha hóa kiểu mạt vận, và mạt pháp như lúc này. Chùa chiền xây nhiều, nhưng bị hoài nghi đó là nơi rửa tiền của bọn sâu mọt. Có hiện tượng sư sãi ko còn giữ được cốt cách đạo lý của nhà Phật, cũng sống vương giả, chùa là nơi kiếm tiền dễ…Và niềm tin vào nhà chùa cũng mai một ít nhiều. Buồn lắm! 😦   Buồn vì mình luôn tin ở điều Thiện, tin ở tâm Phật, tin ở giáo lý Phật dạy. Vậy thì làm sao để trả lại sự trong lành và linh thiêng của cửa Phật đây?

Vì sao Chùa chiền xây hoành tráng, tứ tung, mà đạo lý người Việt xuống cấp thê thảm? Vì sao nhỉ?

———————-

– Chùa bây giờ to quá, ồn ào quá, khác hẳn với những ngôi chùa linh thiêng gắn liền với lịch sử văn hóa dân tộc. Chùa bây giờ là chùa đại gia, thu lời lớn…
Chùa của người Việt
Đầu xuân, chuyện du xuân đến những nơi thờ tự để cầu an, tỏ lòng thành kính là một trong những phong tục tốt đẹp của người Việt.

Tiếp tục đọc