Phản cảm

Tác giả: theo FB Anh Tai Ho

.KD: Đúng ngày hôm nay, 17/2, trên mạng XH, cư dân mạng rất bất bình truyền đi bức ảnh này: Sợ người dân đến thắp hương tưởng niệm nhân 40 năm cuộc chiến chống quân TQ xâm lược biên giới phía Bắc V.N; Chính quyền t/p HCM cho cẩu lư hương dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở bến Bạch Đằng đi chỗ khác, thay vào đó là hai chiếc xe rác đứng chặn

Mình kinh ngạc, nếu đúng như vậy thì thật phản cảm và tồi tệ. Ngăn cản sự tụ tập bằng những hiện vật rất bất kính với các bậc tiền nhân đã can trường bảo vệ chủ quyền đất nước, không hiểu đạo lý hậu thế để… ở đâu??? Hay để trong xe rác?

Thật thất vọng. Đừng trách thái độ của dân. Các vị có trách nhiệm của t/p HCM hãy tự nhìn lại mình   😦  😦  😦

  • Khi đưa stt này lên FB, có ý kiến của bạn đọc mình thấy rất đúng, cho rằng, 24 giờ qua, bức ảnh này gây phẫn nộ cho cư dân mạng rất nhiều nhưng ko thấy tiếng nói của các vị quan chức có trách nhiệm của t/p: ông Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Thành Phong- để làm sáng tỏ vụ việc. Mình thấy ý kiến đó là thỏa đáng. Và Blog sẽ xin đăng ý kiến của các ông trả lời về vụ việc này đúng sai ra sao, giải tỏa những thắc mắc, bất bình của dư luận XH

—————-

  • Trong khi khi chờ đợi các quan chức có trách nhiệm giải thích, chủ Blog nhận được tin nhắn của một bậc Trưởng thượng có trách nhiệm, xin trích như sau để bạn đọc hiểu rõ: “Hình ảnh nhờ hỏi là có thật. Bà bí thư Quận 1 đã lên tiếng giải thích.
    Càng giải thích thì càng làm tình hình rối thêm.
    Tôi nghĩ hành vi dời lư hương Trần Hưng Đạo đúng vào ngày 17/2 là hành vi thiếu cân nhắc, chứng tỏ lãnh đạo TP, thậm chí cao hơn thiếu tầm, thiếu tâm. Nói gọn là ngu ngốc.”. 

 

Cao Bằng- năm 1981

KD: Mấy ngày nay, báo chí nói rất nhiều về 40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc, chợt nhớ bức ảnh này khi năm 1981 mình lên Cao Bằng công tác (hai chuyến). Thị xã Cao Bằng và các huyện vùng biên khi đó tan hoang, dân đi sơ tán, điện nước không có. Nhà tắm nơi mình đến ở tạm thì đầy… phân lợn. Tối đến không còn cách nào mình phải ra sông Bằng tắm. Một bên là mình, bên kia (cách khoảng mấy chục mét là các anh trong đoàn Bộ GD  ). Vừa tắm vừa phải trông chừng cho nhau vì sợ lắm. Tìm ra bức ảnh này, lem nhem, bụi bặm 

Chuyện công tác cách đã gần 40 năm mình không thể nhớ hết vì quá lâu nhưng nhớ hai chuyến này vì hai kỷ niệm vừa sợ vừa buồn cười ở Cao Bằng:

Tiếp tục đọc

Về cuộc chiến tranh 40 năm trước

Tác giả: Vũ Ngọc Hoàng

Điều chưa rõ thì sẽ tiếp tục thảo luận, nhưng chắc rằng cuộc chiến tranh này có liên quan trực tiếp với cuộc chiến tranh ở biên giới tây-nam, và không phải do phía Việt Nam gây ra như ai đó vì dụng ý xấu đã cố tình đổ lỗi vu cáo. Hai cuộc chiến ở biên giới Tây-Nam và phía Bắc xảy ra cách nhau không xa, có thể nói gần như cùng thời điểm, đều do phía bên kia (không phải Việt Nam) khởi sự trước và cuộc chiến ở Tây-Nam cũng có rất nhiều cố vấn của Trung Quốc giúp cho quân xâm lấn Khơ-me đỏ, vì vậy mà một số nghiên cứu đã gộp chung 02 cuộc đó thành một. Tại sao dân tộc Trung Hoa có nền văn hóa lâu đời như vậy lại cố tình gắn bó, giúp đở, nuôi dưỡng “thủy chung” một chế độ diệt chủng và hiếu chiến của Pôn-pốt trong khi chúng đang diệt chủng dân tộc Cămpuchia? Hay là ai đó đã cố tình dùng Pôn-pốt và dân tộc Campuchia như một công cụ để tiêu diệt cộng đồng người ở phía nam Đông Dương nhằm tạo ra một vùng lãnh thổ trống người để họ đến và sử dụng lâu dài mãi về sau (Vũ Ngọc Hoàng)

KD: Ts Vũ Ngọc Hoàng, Cựu Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ có bài viết này khá sâu sắc, lý giải cái biết và chưa biết về một cuộc chiến “khó gọi tên”- cuộc chiến biến giới phía bắc. Có một điều rất rõ- đất đai cương thổ- bao giờ cũng là mầm mống của những cuộc gây chiến- trong quá khứ và hiện tại, trong văn chương và đời thực đầy mồ hôi, máu và nước mắt người dân.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———————–

Minh họa: Nguồn VnExpress

           Đó là cuộc chiến tranh vệ quốc của quân và dân ta tại khu vực biên giới phía bắc năm 1979. Tôi còn nhớ khi nghe lời của một bài hát vang lên “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, đưa toàn dân ta vào trận chiến đấu mới, quân xâm lược bành trướng dã man, đã giày xéo mãnh đất tiền phương, lữa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương…” thì mọi người Việt Nam ai cũng xúc động vì sự hy sinh và chiến đấu anh dũng của quân và dân phía bắc nước ta, nhiều thanh niên ở mọi miền tổ quốc đã xung phong lên đường ra trận để bảo vệ biên cương. Tiếp tục đọc

Diễn biến 10 năm chiến tranh biên giới phía Bắc

Tác giả: Ban Thời sự
.
KD: VnExpress làm bài tổng hợp này khá tốt. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, và lưu trữ làm tư liệu về cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược phương bắc ròng rã suốt 10 năm trời. Vết thương trên thân thể đất nước chưa bao giờ thành sẹo
—————   
Rạng sáng 17/2 cách đây tròn 40 năm, Trung Quốc nổ súng xâm lược 6 tỉnh biên giới Việt Nam và gây xung đột kéo dài 10 năm

Lạng Sơn là một trong những chiến trường khốc liệt nhất trong nửa sau cuộc chiến. Trung Quốc chỉ vào được thị xã một ngày trước khi tuyên bố rút quân.

Tiếp tục đọc