Kẻ chủ mưu sát hại nữ sinh đi giao gà chiều 30 Tết, được nhận xét là nghiện nhưng “ngoan

Tác giả: Hoàng Hải

.Bùi Văn Công chính là kẻ chủ mưu gây ra vụ án mạng khiến nữ sinh Cao Thị Mỹ D. tử vong được chính quyền địa phương nhận xét là đối tượng “ngoan” (Hoàng Hải).

.KD: Đọc cái title bài mà muốn chửi tục! Đúng rùi, cái tiêu chí “ngoan” của chính quyền xã ở Điện Biên là thế. Cho nên vụ “phá án” chậm trễ, thua trắng tay 05 thằng súc sinh lại được coi là …thành tích và khen thưởng, là tiêu chí của chính quyền tỉnh!

Đúng là thời buổi rối loạn giá trị

———————–  

Kẻ chủ mưu sát hại nữ sinh đi giao gà chiều 30 Tết, được nhận xét là nghiện nhưng "ngoan"

Tiếp tục đọc

Phẩm giá của trí thức

Tác giả: theo FB Lão Tạ

Nhưng với những ông tự coi là sử quan nước nhà, là trí thức hạng đỉnh tham gia trả lời phỏng vấn trong chương trình ấy, thì rất đáng trách.

Là trí thức, như các ông tự nhận, phải luôn đứng bên trên mọi sự định hướng mang tính mục đích và thuần túy công vụ. Một khi đã là trí thức thì không có thứ quyền lực nào đủ sức bắt các ông phải uốn lưỡi. Không có cám dỗ vật chất nào mua được các ông. Danh hiệu trí thức luôn cao gấp ngàn lần các loại danh hiệu phù phiếm khác. Nghĩa vụ với lương tâm một trí thức bỏ lại bên dưới mọi loại nghĩa vụ khác. (Lão Tạ)

KD: Mình không được xem chương trình này, nhưng trên mạng XH, rất nhiều người bất bình. Nay đọc bài của nhà văn Tạ Duy Anh, mới hiểu cơ sự. Nhưng nhà văn đòi “Phẩm giá của trí thức”? Cái thứ ấy giờ là vật… xa xỉ , hiếm lắm, ít lắm, đắt lắm ạ  😀

Xin lỗi các vị, tự nhiên nhớ ra một câu tục của người miền Trung thời xưa mình đi công tác, được nghe, nhưng xin viết bằng một từ khác “vừa mần vừa… run”.

Nay “vừa nói vừa run” thì nói làm giề? Xuống đi đỡ làm dân bực mình  😀   😀  😀

—————– 

Nguyễn Trãi, bậc đại trí thức của muôn đời, người từng gọi vua Minh là thằng NHÃI CON.

Ngồi xem chương trình thời sự tối ngày 17 tháng 2, rất nhiều người kết tội ông Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam hèn nhát khi suốt gần 9 phút đưa tin về cuộc chiến biên giới năm 1979 đã không một lần nhắc rõ thủ phạm gây chiến là Trung Quốc. Theo tôi, đó là những lời kết tội hơi vội vã?

Bởi vì ông Trần Bình Minh, trong cơ cấu của hệ thống quyền lực hiện nay, chỉ là một hạng quan nhơ nhỡ. Trên ông Minh còn có Ban Tuyên giáo, Ban Bí thư, Bộ Chính trị cùng vài chục ông lớn mà ông nào cũng như vua chúa. Ngoài ra còn rất nhiều ban bệ quyền lực vô hình khác. Việc phải gọi Trung Quốc lái đi thành “Kẻ thù bên kia biên giới” như mọi người đã nghe và bức xúc, rất có thể ông Trần Bình Minh không một mình tự ý, mà có chỉ đạo từ đâu đó? Ở vị thế của ông Minh trong trường hợp ấy, thì có muốn cưỡng lại cũng khó.

Tiếp tục đọc

Vụ cô gái giao gà: Dân phát hiện, sao khen thưởng lực lượng phá án?

Vụ cô gái giao gà: Dân phát hiện, sao khen thưởng lực lượng phá án? - Ảnh 1.

Công an tỉnh Điện Biên công bố thông tin điều tra ban đầu và khen thưởng đột xuất các tập thể, cá nhân phá án – Ảnh: GIANG LONG

Tiếp tục đọc

Cá nhân (cái riêng), chủ nghĩa cá nhân và pháp luật thượng tôn

Tác giả: Tô Văn Trường

.Còn cường điệu việc chống chủ nghĩa cá nhân thì chỉ tạo ra thói đạo đức giả và là công cụ để các đồng chí chiến đấu và hạ bệ nhau chứ không nhằm xây dựng và phát triển con người. Lâu nay, người dân thấy khẩu hiệu này chỉ được dùng để ép người ta trở thành  “đàn cừu cam chịu” để dễ trị thôi. Người chủ trương chống chủ nghĩa cá nhân có thể lại chính là người cá nhân nhất vì chỉ muốn lấy “lòng của mình” thành “lòng của thiên hạ” (Tô Văn Trường).

.KD: Có lẽ chỉ XH này, và một vài quốc gia có mô hình XHCN mới phải nhọc lòng nói ra rả về … Đạo đức, mà thực tế đạo đức giả lại ngự trị phổ biến, như câu trích trên đây của tác giả Tô Văn Trường. Bởi trong một XH, pháp luật- vốn là công cụ lớn nhất, duy nhất điều chỉnh mọi hành vi, nếp sống lại ko độc lập, ko được thượng tôn, thì cái đạo đức giả còn… cười khẩy, mọi giá trị còn lầm lẫn, thậm chí rối loạn. Cho dù mọi cuộc học tập về đạo đức, tư tưởng còn diễn ra

———————-

Trại súc vật của George Orwell: Biếm họa sâu cay về “các thế lực thù địch”
Lũ động vật nghe tuyên truyền. (Ảnh qua Pinterest)- Minh họa cho “Trại súc vật”

Năm 1974, nhà văn Nguyễn Khải đăng trên báo Nhân Dân bài viết về “anh cá nhân chủ nghĩa” với tinh thần phân loại cá nhân chủ nghĩa xấu và cá nhân chủ nghĩa tốt. Liền sau đó, ông bị phê phán tơi bời. Nguyễn Khải đương nhiên không được quyền cãi lại. Tiếp tục đọc