Mối duyên ca nhạc Việt Nam đẹp nhất ở cuối thế kỷ 20

Tác giả: Tô Lệ Hằng

Thơ Trịnh là loại tự do mới, không theo qui luật của thơ cổ điển VN và có tính cách gợi cảm như một bức tranh chấm phá. Ngoài ra âm nhạc Trịnh cũng giản dị không « cấu trúc bác học ». TCS nhận định về nhạc của mình : « Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình… ». Căn bản tình cảm của TCS là « … Cần có một tấm lòng… Để gió cuốn đi… ». Thành ra cách diễn tả thích hợp với nhạc Trịnh không cần điêu luyện mà cần tự nhiên, gợi cảm ; hoàn toàn phù hợp với lối hát hồn nhiên nhưng tha thiết của Khánh Ly. Ngay cả nét mặt cùng lối đứng gần như « bất động » trong lúc hát của KL (khác hẳn với các ca sĩ khác) cũng thật hoà hợp với lời lẽ kín đáo trong tình ca của TCS và chính sự thiết tha trong giọng hát KL đã làm nổi bật nhạc Trịnh

…. Sự gặp gỡ TCS-KL đúng là một hồng ân đã đưa đẩy cho KL từ một « cô bé Lọ lem », trở « thành nhân » làm « Nữ hoàng chân đất » trên sân trường Đại học Văn khoa, để cả đời chi yêu kính TCS như một « người anh » một « ông thầy » chứ chưa hề như một « tình nhân » ; và cho TCS, với quan niệm : « Sống giữa đời này chi có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên thập giá đời », tìm thấy : « một người bạn  lãng đãng trong cuộc đời mà rất thương yêu nhau ». (Tô Lệ Hằng)

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Họ- Trịnh Công Sơn và Khánh Ly “chọn nhau”, và Tri âm tri kỷ- “chọn họ”

———————-   

Kỷ niệm sinh nhật 80 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Xin cảm ơn ca sĩ Khánh Ly, vào cuối thu 2018, đã nhiệt tình kiểm lại và bổ túc các tài liệu trích dẫn.

KL-TCS tại Quán Văn

Trịnh Công Sơn (TCS) có một chỗ đứng rất đặc biệt trong nền ca nhạc VN cuối thế kỷ 20, vì « nhạc Trịnh » dù nổi tiếng từ hơn nửa thế kỷ và nhạc sĩ Trịnh đã trở về với cát bụi từ gần hai chục năm, mà đến nay vẫn không có « Trường phái nhạc Trịnh ». Vị trí đặc biệt này là nhờ lời ca loại thể thơ mới, cũng như nói lên tâm trạng cuả giới trẻ VN trong thập niên 65-75. Khi nói đến nhạc Trinh, không thể quên nhắc tới tiếng ca cuả Khánh Ly (KL), như NS. Trịnh đã phát biểu : «…Khánh Ly không thể tách rời những bài hát của tôi cũng như những bài hát của tôi không thể thiếu Khánh Ly… ». Vậy đâu là những lý do của lời tuyên bố này và kết quả sự cộng tác đó ra sao ? Tiếp tục đọc

Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng (phần I)

Tác giả: Tôn Phượng Minh

.KD: Mình nhận được văn bản ghi chép “Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng (phần I)- của Tôn Lệ Minh- sách do NXB Khai phóng xb- do bạn bè gửi cho.

Triệu Tử Dương là ai? Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Triệu Tử Dương (17/10/191917/1/2005) là một chính trị gia Trung Quốc. Ông từng giữ chức vụ Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1980 tới 1987Tổng Bí thưĐảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1987 tới 1989. Là một quan chức cao cấp trong chính phủ, ông đã lãnh đạo phe cải cách tiến hành những biện pháp cải cách thị trường đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất và tìm kiếm các biện pháp giải quyết tình trạng quan liêu cũng như chiến đấu chống tham nhũng. Từng được đề cử là người kế tục Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương đã bị thanh trừng vì có tình cảm với những sinh viên tham gia biểu tình trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 và sống mười lăm năm cuối cuộc đời trong hoàn cảnh bị quản thúc tại gia”.

Từng là Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc- để rồi số phận cuối cùng bị quản thúc tại gia, chính trị- từ cổ chí kim, vốn là cuộc cờ, là “trò chơi” khắc nghiệt và tàn nhẫn của phe nhóm, gắn với vận mệnh của một đất nước, một quốc gia.

Thắng hay bại- vẫn là sự bất ngờ của số phận- và đương nhiên, vận mệnh đất nước đó, quốc gia đó đi trên ‘đường ray” nào- sẽ tùy thuộc vào cá nhân lịch sử đó, vào phe nhóm đó- văn minh hay độc tài? Thì dân tộc đó hoặc may mắn, hoặc phải chịu rủi ro…

Trí tuệ, phẩm cách, nhân cách một nhân vật lịch sử Trung Quốc hiện đại sẽ dần hiện lên dưới ngòi bút của Tôn Phượng Minh ra sao. Xin giới thiệu một số trang để bạn đọc chia sẻ

——————-  

Kính tặng

Triệu Tử Dương hiến thân mình để kiên trì chính nghĩa, để Trung Quốc hướng tới nền chính trị dân chủ.

Tôn Phượng Minh

Triệu Tử Dương

Hạo nhiên chính khí, nhân gian vĩnh tồn

(tính cách ngay thẳng, tồn tại mãi trong dân gian)

Lời tựa của Lý Nhuệ

IVậy là bản thảo cuốn sách “Những câu chuyện của Triệu Tử Dương khi bị giam lỏng” đã được xuất bản, thật đáng mừng, đáng chia vui. Đồng chí Tôn Phượng Minh bảo tôi viết lời Tựa, quả là việc nghĩa khó mà từ chối được. Tiếp tục đọc