Chánh án Tòa tối cao Mỹ mong con ‘gặp xui xẻo và thất bại’

Tác giả:Mộc Miên

John Roberts còn muốn con có thể bị đối xử bất công, xui xẻo và đau đớn trong cuộc sống… “Từ giờ về sau ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có thế con mới cảm nhận được giá trị của sự công bằng. Ta hy vọng con có thể nếm trải một chút mùi vị của sự phản bội, bởi như vậy con mới lĩnh hội được tầm quan trọng của sự chân thành”.

Vị chánh án 64 tuổi cho hay dù ông có hy vọng hay không thì những điều này sớm muộn cũng xảy ra trong cuộc sống của con trai mình. Ông muốn cậu bé có thể “sống là chính mình”, không để cái tôi quá lớn mà luôn phải cố gắng hoàn thiện bản thân. 

KD: Thật hiếm có người cha nào thương con thấm thía, mong con sống can trường, có khí phách mà nhân ái như người cha này. Xin được đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Tin rằng, đứa con của ông hiểu cũng sâu sắc không kém- tình thương của người cha- để luôn “chân cứng đá mềm” trong cuộc đời

—————– 

 Lý do các con của Donald Trump thành tài dù ‘ngậm thìa vàng mà lớn’

John Roberts, sinh năm 1955, hiện là Chánh án đương nhiệm Tòa án Tối cao Mỹ. Ông từng “gây bão” với nguyên tắc dạy con rất khác biệt: Không mong con gặp toàn điều tốt đẹp, mà muốn con nếm trải nhiều cung bậc đau khổ, cô đơn, bị phản bội… trong cuộc sống.

John Roberts hiện là chánh án Tòa án tối cao Mỹ. Ảnh: Wiki.

John Roberts hiện là chánh án Tòa án tối cao Mỹ. Ảnh: Wiki.

Trong bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trung học của con trai Jack tại trường nội trú nam Cardigan Mountain, ở New Hampshire năm 2017, John Roberts khiến nhiều người bất ngờ khi mở đầu bằng câu nói: “Thông thường những người diễn thuyết trong các lễ tốt nghiệp sẽ chúc con may mắn và mọi điều tốt đẹp trong tương lai sẽ đến với con. Ta sẽ không làm thế. Và giờ ta sẽ nói tại sao”. Tiếp tục đọc

Việt Nam nên nói thật với Trung Quốc về đường cao tốc Bắc Nam

Tác giả: Nguyễn Trung

Nếu TQ muốn trả đũa, trong trường hợp này nhân dân VN mới là người có tiếng nói cuối cùng, sẽ quyết định tất cả, sẽ thay đổi tất cả!

Hôm nay mới nói lên những thách thức kể trên là quá chậm, nhưng đấy là sự thật. Lẽ ra phải làm cho toàn dân thấy được từ mấy chục năm nay rồi! Lẽ ra từ mấy chục năm nay lãnh đạo phải đưa thêm vào những tính toán khác, chiến lược khác bảo tồn cuộc sống của đất nước!..

Mấy chục năm nay Đảng và Nhà nước cứ một bề chịu để cho đất nước ta sống thụ động, và một bề cam chịu đựng những thách thức như thế để sống, – nhẹ thì phải nói là thất sách! Đúng tầm của sự thật thì phải nói: Không thể chấp nhận được!

Mà chấp nhận cho nhà thầu TQ tham gia cao tốc Bắc – Nam thì mất dân, lỡ tay sẽ còn dẫn tới mất nước, càng không được!

KD: Đăng bài của tác giả Tô Văn Trường xong, đọc được bài của tác giả Nguyễn Trung. Rất minh bạch, rõ ràng. Nhưng xót xa, cay đắng cho đất nước này đến muốn khóc.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😦  😦  😦

————

Dư luận rộng rãi trong cả nước đang lo lắng quan tâm đến việc có thể mời nhà thầu Trung Quốc tham gia xây dựng đường cao tốc Bắc Nam.

Nơi này nơi khác trong cả nước đã có những tiếng nói quyết liệt: Nếu Chính phủ để TQ tham gia xây dựng cao tốc Bắc Nam, chúng tôi sẽ xuống đường biểu tình phản đối!.. Tiếp tục đọc

Xâm lược kinh tế- một kiểu xâm lược mới

Tác giả: Tô Văn Trường

Trên công luận, rất nhiều người dân, nhà khoa học bức xúc, quan tâm lo ngại nguy cơ nhà đầu tư Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc Nam. Thực tế, hàng loạt các dự án do Trung Quốc thực thi luôn bỏ giá thấp để được chọn, rồi đội giá, thi công chậm, chất lượng kém đã nhãn tiền điển hình là dự án đường trên cao Cát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nội. Chẳng nhẽ “chúng ta” không rút ra được những bài học “tiền mất tật mang”, đặc biệt là mất lòng tin của dân chúng?

… Ngẫm suy về dự án đường cao tốc Bắc-Nam ở nước ta nên đi theo “hướng” nào theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng?. Xâm lược kinh tế là cơ sở để Trung Quốc chi phối ta về chính trị, chủ quyền. Đó là một kiểu xâm lược mới. Mở đường cho họ xâm lược về kinh tế là làm Trần Ích Tắc dẫn đường cho giặc vào nhà đấy! (Tô Văn Trường)

KD: Vừa từ Hòa Bình trở về, mình nhận được bài viết này của tác giả Tô Văn Trường. Hội nhập và phát triển kinh tế đòi hỏi các QG liên kết với các dự án của các QG khác nhau, đó là chuyện bình thường. Nhưng vì sao, người dân VN luôn lo ngại và phản ứng với các dự án của các nhà thầu Trung Quốc, nhất là thời cuộc này, trong bối cảnh Biển Đông, chuyện quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa, và nay là con đường xương sống “cao tốc Bắc Nam”. Hẳn các vị lãnh đạo cao cấp phải hiểu hơn dân chúng?

Xin đăng bài viết để bạn đọc chia sẻ

—————— 

Ảnh chỉ có tính chất minh họa

 

Trên công luận, rất nhiều người dân, nhà khoa học bức xúc, quan tâm lo ngại nguy cơ nhà đầu tư Trung Quốc sẽ trúng thầu dự án đường cao tốc Bắc Nam. Thực tế, hàng loạt các dự án do Trung Quốc thực thi luôn bỏ giá thấp để được chọn, rồi đội giá, thi công chậm, chất lượng kém đã nhãn tiền điển hình là dự án đường trên cao Cát Linh-Hà Đông ở thủ đô Hà Nội. Chẳng nhẽ “chúng ta” không rút ra được những bài học “tiền mất tật mang”, đặc biệt là mất lòng tin của dân chúng?

Tiếp tục đọc