Tác giả: Nguyễn Quang Dy
Dư luận cho rằng đợt tăng giá điện lần này đã làm bộc lộ EVN-BCT là một nhóm lợi ích, “bên trình bên duyệt phối hợp nhịp nhàng, cùng bắt tay nhau làm xảo thuật để nâng giá điện”, thậm chí định qua mặt cả quyết định của Thủ tướng. Liệu Thanh tra Chính phủ có làm rõ đúng, sai việc tăng giá điện hay không vẫn còn để ngỏ, phụ thuộc vào việc họ có thực sự lắng nghe dự luận, để làm minh bạch những góc khuất trong vụ việc này hay không.
Việc EVN tăng giá điện không chỉ gây ra phản ứng dây chuyền ở các lĩnh vực khác của nền kinh tế, mà còn có thể dẫn đến khủng hoảng về thể chế (NQD)
KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi Blog bài viết này. Một bài viết sâu sắc, chỉ ra những vô lý từ cách tính giá thành (đầu tư, điều kiện sản xuất, chi phí…), những kém cỏi trong kinh doanh, cho tới mẹo mực đối phó và lừa mị nhân dân. Bản chất của nó là gì, nếu không phải xuất phát từ cái gốc- kinh doanh độc quyền của một nhóm lợi ích thân hữu?
Thế cho nên, không phải ngẫu nhiên mà chủ đề của bài viết là tăng giá địện và cải cách thể chế.
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
——————

Tăng giá điện và đổi mới thể chế tuy là 2 vấn đề khác nhau, nhưng gắn chặt với nhau như quan hệ nhân quả. Xét cho cùng, việc tăng giá điện (hay xăng) liên quan đến thể chế. Muốn chống tham nhũng phải kiểm soát quyền lực (bị các nhóm lợi ích thân hữu thao túng). Muốn kiểm soát quyền lực để phát triển bền vững, phải đổi mới thể chế (đã lỗi thời).
Gần đây, một số sự kiện trong và ngoài nước như dự luật về Ba Đặc khu, dự án đường Cao tốc Bắc-Nam, Trung Quốc cấm khai thác dầu khí và đánh cá tại Biển Đông (trong đường chín đoạn) càng làm cho dư luận bức xúc, đẩy tinh thần dân tộc tới điểm bùng phát (tipping point). Trong bối cảnh đó, quyết định tăng giá điện (hay xăng) quá đà vào lúc này có thể là “giọt nước làm tràn ly”, dẫn đến những hệ quả khó lường (unintended consequences).
Việc điều chỉnh giá lên/xuống của mỗi ngành tuy là chuyện bình thường, nhưng tăng giá quá đà các loại nhu yếu phẩm vào đúng lúc này là bất bình thường, có thể gây ra phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế (dễ bị tổn thương), dẫn đến khủng hoảng thể chế. Thật bất hạnh nếu những ai điều hành quốc gia lúc này vô cảm, không thấy nguy cơ tiềm ẩn để tránh. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.