Lễ hội và các quan chức

Tác giả: theo FB Nguyễn Ngọc Chu

Cơ chế này đã sinh ra quá nhiều đặc quyền đặc lợi cho một số quan chức cấp cao. Đặc quyền đặc lợi ngay cả lúc đã nghỉ hưu. Đặc quyền đặc lợi đến cả lúc chết. Muốn hùng cường không thể không xóa bỏ.

Hãy để cho các quan chức tại vị đi dự lễ hội bằng chính đồng lương của mình. Hãy để cho các quan chức đã nghỉ hưu tự chi trả chi phí đi dự sự kiện của mình. Lúc đó số lượng các “chính khách” và “cựu chính khách” tham dự lễ hội sẽ đột ngột tụt giảm.

KD: Ts toán Nguyễn Ngọc Chu có một bài viết bàn về tài chính minh bạch, và thực trạng các cựu quan chức cao cấp đi lễ hội bằng tiền nhà nước, rất rành mạch, đúng đắn được cư dân mạng ủng hộ

Ông Tổng- Chủ đang có những cố gắng quyết liệt trong việc chống tham nhũng, chống thất thoát tiền bạc QG- cũng là tiền thuế của nhân dân. Bài viết này là một ý kiến xác đáng mà ông và các quan chức lãnh đạo có trách nhiệm khác nên lắng nghe, để có những quyết sách tích cực, đáp ứng nguyện vọng của người dân. Cũng là một cách chống thất thoát tiền bạc vô lý và không thỏa đáng.

Các vị cựu quan chức cấp cao cũng cần tự giác ứng xử với tiền bạc của QG một cách tự trọng. Xin hãy nhớ câu chuyện bình thường- mà trở thành tấm gương đáng trọng của nữ Tổng thống Croatia, bà Kolinda. Khi sang cổ vũ các trận đấu của đội bóng Croatia tại nước Nga, bà đã tự bỏ chi phí, đồng thời tự khấu trừ lương những ngày không làm việc để đi cổ vũ đội tuyển. Một cách hành xử văn minh, văn hóa, rất đàng hoàng.

————-  

Đất nước ta có quá nhiều lễ hội. Mỗi lễ hội lại có quá nhiều quan chức Chính phủ và địa phương tham dự. Đã thế lại còn quá nhiều các quan chức về hưu nhưng vẫn thường xuyên hiển diện. Vậy nên không thể không hiến kế.

Tiếp tục đọc

Hiệp 3 chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bắt đầu

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Theo các chuyên gia, phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước ngoài cũng làm Việt Nam dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của xu hướng thương mại toàn cầu. Họ khuyên Việt Nam cải cách kinh tế thực sự, và có tầm nhìn lâu dài đối với những cản trở làm cho đất nước dễ bị tổn thương trước các xung đột về thương mại. Họ lo ngại rằng chính phủ quan tâm quá ít đến cải cách mà chú trọng quá nhiều đến ký kết các hiệp định thương mại và bình ổn tiền tệ, chỉ tập trung nhiều vào các giải pháp tình huống để duy trì ổn định vĩ mô và tăng xuất khẩu trong ngắn hạn, mà bỏ qua cải cách kinh tế triệt để nhằm tái tạo khả năng tăng trưởng bền vững.

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi bài viết này, phân tích cuộc “đấm bốc” kinh tế giữa hai võ sĩ Trump và Tập Cận Bình trên võ đài chính trị- kinh tế. Cho dù nhiều người VN chúng ta có tâm trạng “hí hửng” trước những ngón đòn thương mại của Trump thì cũng đừng quên lời cảnh báo của tác giả, nhất là khi VN ở trong 4 bốn QG vừa được vừa mất, vừa lợi vừa dễ tổn thương bởi cuộc so găng này. Vậy thì làm thế nào để thoát ra khỏi cái vòng cương tỏa oái oăm đó

Câu trả lời- là của các nhà lãnh đạo đinh hướng chính sách phát triển của VN. Nhưng nếu vẫn cứ lóng ngóng để cái đuôi XHCN định hướng những cái đầu, thì quả thật, sự phát triển hẳn còn…. mơ về nơi xa lắm

Võ sĩ Trump hay Tập Cận Bình có thua rồi có thắng. Và bọn họ vẫn là những kẻ mạnh. Nhưng VN có hò hét thì rút cục vẫn trở về với cái máng lợn trong truyện cổ tích xưa…., nếu không nhận thức quyết liệt thay đổi chính bản thân mình, cũng chính là làm tăng sức mạnh nội lực  😦  😦  😦

———————–    

Mỹ - Trung Quốc có thể còn đối đầu trong thời gian dài. Ảnh: Tehran Times

Mỹ – Trung Quốc có thể còn đối đầu trong thời gian dài. Ảnh: Tehran Times

Ngày 5/5/2019, sau mấy tháng đàm phán không có kết quả, Trump tuyên bố sẽ tăng mức thuế từ 10% lên 25% trên $200 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc, làm thị trường chứng khoán lập tức chao đảo. Trump đã lệnh cho Robert Lighthizer chuẩn bị triển khai ngay.  

Tiếp tục đọc

Ông Nguyễn Phú Trọng muốn loại bỏ “công ty kém, tham ô”

Tác giả: BBC Tiếng Việt

.Giải pháp thứ ba, theo tác giả là thoái vốn từ càng nhiều công ty nhà nước càng tốt và chỉ giữ lại các công ty làm ăn tốt. Hướng đi này thực ra là có sự can thiệp của Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước, hay còn được gọi là “siêu ủy ban”, nắm 19 tập đoàn lớn với tổng trị giá tài sản khoảng 99 tỉ USD. Theo tác giả, rõ ràng là Đảng muốn có sự giám sát nhiều hơn về các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất – và có lẽ nắm được rõ ràng hơn về năng lực của các doanh nghiệp này.

Nói cách khác đi là chỉ có công ty nhà nước nào làm ăn có lãi, tức là chính các doanh nghiệp mà nhà nước muốn giữ lại, thì tư nhân cảm thấy hấp dẫn bỏ tiền vào để đầu tư.

KD: Công ty nhà nước mà kém, tham ô thì nên loại bỏ cho rồi. Càng nuôi giữ, chỉ càng sinh nở ra loài sâu mọt, ăn tàn phá hại. Cái tư duy “kinh tế tập đoàn nhà nước là quả đấm thép”, hóa ra chỉ là lũ: Ăn rồng cuốn, hút tiền rồng leo, làm như mèo mửa

Cái giải pháp thứ ba như ông nhà báo phân tích, thật ra xét cho cùng cũng rất… “cải lương”. Chứng nào tư duy kinh tế Xin- cho còn tồn tại, chứng ấy, nguy cơ “thua lỗ, thất thoát, tham nhũng” còn nhãn tiền

—————   

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tăng cường chiến dịch chống tham nhũng từ 2016

Bản quyền hình ảnh AFP Hoang Dinh Nam
Image caption Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tăng cường chiến dịch chống tham nhũng từ 2016

Một ý kiến bình luận nói Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nay muốn chiến dịch chỉnh Đảng nhắm vào các công ty nhà nước làm ăn thua lỗ.

Ông Nguyễn Phú Trọng xuất hiện trở lại

Bài nhận định của nhà báo David Hutt hôm 14/05 với tựa ‘Những l‎ý do thật sự của làn sóng chống tham nhũng tại Việt Nam’ mở đầu bằng việc nhắc lại câu “đánh chuột không để vỡ bình” của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Tiếp tục đọc