Chín

Tác giả: HUY CẬN (31/5/1919-31/5/2019)- theo FB Việt Văn (tức nhà thơ Hoàng Hưng)

.Xin post 1 bài thơ ông viết sau hoà bình mà tôi tin rất ít người biết. Tôi đọc ở đâu ko nhớ, nhưng thuộc từ năm học lớp 8 (1958) ở Trường PT 3 Việt-Đức Hà Nội. Một cảm thức không gian thời gian, thiên nhiên vĩnh cửu chỉ có ở Huy Cận ngay từ Vũ trụ ca! (Việt Văn)

.KD: Blog mình ít khi đăng thơ của các tác giả. Nhưng đọc được bài này hay tuyệt. Xin đăng lên để bạn đọc thưởng thức

—————  

Thu tới ngoài kia
Nghe nhân thơm trong trái nặng
Nghe nhựa ấm trong cành thưa
Nghe đu đẩy tiếng gió ru lúa chín
Xôn xao cuống lá rụng thay mùa

Tiếp tục đọc

Vừa hết BOT thì qua đời

Tác giả: theo FB Hoàng Linh

Cái kết vừa khít
14h hôm nay 31-5, cầu Tân Nghĩa thuộc xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp bị sập nhịp giữa. Cây cầu này được đầu tư theo hình thức BOT và vừa chấm dứt thu phí vào tháng 2-2019.

KD: Sao chọn đúng “ngày lành tháng tốt” mà đi thế nhỉ, BOT 😦  😦  😦

—————–

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, thực vật, cầu, ngoài trời và nước

Tạo ra Ngày đàn ông để nghỉ lễ, có kỳ cục không?

 Tác giả: Quang Phương

.Nhiều bạn đọc tranh cãi quanh ý kiến về việc đại biểu Quốc hội đề nghị nghỉ vào Ngày… đàn ông. Liệu nên có Ngày đàn ông hay không? Có nên dùng ngày này để nghỉ?

..KD: Ngộ ghê?  😀  . Đại biểu QH hết việc để nghĩ. Vậy hay nên ghép vào ngày Đàn bà? Cho ghé nhờ đấy!  😀  😀  😀

——————–   

Tạo ra Ngày đàn ông để nghỉ lễ, có kỳ cục không? - Ảnh 1.

Nam sinh Trường CĐ Cảnh sát nhân dân 2 tham gia hội diễn võ thuật của ngành – Ảnh: QUANG PHƯƠNG

Nên hay không nên có “Ngày đàn ông”

Anh Phạm Công Trình (36 tuổi, giám đốc một công ty xây dựng tại quận 8, TP.HCM) cho rằng đề xuất Ngày đàn ông để nghỉ lễ là không nên. 

Tiếp tục đọc

Cuộc vận lộn của một biểu tượng kinh tế quốc doanh

Tác giả: Thanh Lam
.
Chỉ trong vòng 2 năm 2014-2015, Công ty cổ phần Giấy Bãi Bằng đã lỗ 255 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ có 218,5 tỷ. Trong báo cáo tài chính gần nhất của Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) – cái tên Bãi Bằng chỉ xuất hiện nổi bật ở phần “nợ xấu” với 37 tỷ chưa thể thu hồi…. Năm 1990, sau 15 năm xây dựng, đào tạo và chuyển giao, toàn bộ đoàn chuyên gia Thụy Điển rời khỏi Việt Nam. Trước khi đi, trưởng cố vấn Sveningsson trăn trở: “Nếu Thụy Điển để Việt Nam tự lo liệu từ nay về sau thì tương lai có thể là một canh bạc”.
.
KD: Tiếc cho lòng tốt của các bạn Thụy Điển. Sự trả giá cay đắng của một nhận thức ấu trĩ, một tư duy kinh tế định hướng sai lầm. Nhưng chưa hết đâu. Tư duy định hướng đó góp phần tích cực cho 12 Đại án kinh kế đã, đang và sẽ xét xử. Không có nỗi đau nào của một Dân tộc bằng sự đi lầm đường!  😦   😦  😦
—————— 
Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.
Tư liệu của Der Spiegel (Đức): ông Nilsson (ngoài cùng bên trái) và Bộ trưởng Nguyễn Văn Kha (thứ 2 từ trái qua) chụp ảnh cùng nhau năm 1969.

Tiếp tục đọc