Vì sao Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật cảnh cáo?

.
.
KD: Đọc bài này không khỏi bật cười. Thôi, cũng nên thông cảm cho ổng. Già “mịa” nó rùi. Đầu thì hói lăn hói lóc, ổng phải sống gấp… “dối già” cho khỏi nuối tiếc!  😀 
.
Cũng có phần tại “phu nhân” của ổng. Cứ rối rít khoe tềnh iu “tay trắng”. May mà chỉ cảnh cáo, chưa đến nỗi… trắng tay  😀
———–

Vì sao Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải bị kỷ luật cảnh cáo?

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải và vợ – nữ ca sĩ Đinh Hiền Anh

Như VietnamFinance đã thông tin, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Huỳnh Quang Hải, Ủy viên ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài chính.

Tiếp tục đọc

Hiện tượng Hoàng Ngọc Hiến trong vụ đấu đá Đảng đoàn 1979-1980

Tác giả: Vương Trí Nhàn

– Tôi chỉ đề nghị các anh một điều là in đính chính. Đính chính cho rõ Hoàng Ngọc Hiến nói A, mà Xuân Trường nói B.

– Anh thông cảm cho, hiện nay thiếu giấy.

– Nhưng lúc nào cũng thừa giấy để vu khống tôi. Làm như thế là mao ít. Xuân Trường mao ít. Hồng Chương mao ít. Chính tôi cũng mao ít nốt, nhưng tôi đang cố vượt lên, và bị các anh cản trở.

 Trung quốc bây giờ nó đánh nhau, nó phê phán nhau, nó gọi nhau là kẻ thù. Còn anh Hà Xuân Trường đánh tôi vẫn gọi tôi là đồng chí. Như thế là đểu.

Các anh bảo đời sống là tốt đẹp văn nghệ ta là tốt đẹp. Với tất cả tinh thần của người cộng sản, tôi xin nói rằng các anh rất cơ hội. Đảng ta chưa tốt đẹp. Văn nghệ ta chưa tốt đẹp, ta còn bao nhiêu việc phải đấu tranh. Tại sao các anh lại cơ hội như thế được (Hoàng Ngọc Hiến).

KD: Bạn bè trên FB gửi cho bài viết này. Ở một XH “chính trị là thống soái”, sống cho ra một con người rất khó. Làm một người văn nghệ sĩ tử tế, đàng hoàng như Hoàng Ngọc Hiến- cũng vậy- khó thay

Thật buồn. Bao nhiêu “năng lực” chỉ để đối phó nhau, “đấu đá” nhau. Những người tốt, tài năng rồi cũng tàn lụi.

Ở một nền văn học minh họa, phục vụ chính trị, có bao kẻ vụ lợi, cơ hội, bưng bô? Ngoảnh đi ngoảnh lại, nước Việt này có mấy tác phẩm văn chương để đời???

Thời trẻ, do công việc, mình làm việc và có dịp đi công tác với cả hai anh em – cụ Hoàng Ngọc Di (khi đó là Vụ trưởng Vụ GDPT- Ban KGTU), cụ Hoàng Ngọc Hiến, khi đó là Hiệu trưởng Trường viết văn Nguyễn Du. Cả hai anh em người họ Hoàng, dù tính cách rất khác nhau, đều để lại cho mình ấn tượng quý trọng, nể trọng vì tư cách đàng hoàng và sự làm việc nghiêm cẩn. Nay cả hai đều đã trở về với cát bụi. 

Xin đăng bài viết này để bạn đọc chia sẻ

———————

Ảnh giadinh.net.vn

Tháng 11 năm 1978,  Nguyễn Minh Châu cho đăng trên tờ Văn Nghệ Quân Đội một bài viết nhan đề là “Viết về chiến tranh”.

Trong bài này, Nguyễn Minh Châu nhận định rằng nền văn học Miền Bắc trước năm 1975 và cả Việt Nam sau đó đều chưa hề có tiểu thuyết thực sự về chiến tranh, vì còn bề bộn sự kiện, nhân vật toàn là dạng người lý tưởng, chưa mô tả được các vấn đề đời thường của con người và xã hội trong chiến tranh.

Bài viết gợi ra ở Hoàng Ngọc Hiến  những suy nghĩ khá bất ngờ về văn học xã hội chủ nghĩa.

Tiếp tục đọc

Kiến nghị về Đại hội XIII

Tác giả: Nguyễn Trung

(Văn bản tiếp theo thư ngày 25-04-2019 gửi

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và  toàn thể

các Ủy viên Bộ Chính trị BCHTƯ ĐCSVN khóa XII)[1]

Xin đặc biệt nhấn mạnh: Phải thực hiện sớm nhất và trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể việc tạo ra cho nước ta điều kiện tiên quyếtxây dựng thể chế chính trị – nhà nước dân chủ! Đó là thách đố số một đối với toàn thể dân tộc ta lúc này – nhất là đối với ĐCSVN với tính cách là người duy nhất nắm mọi quyền lực trong tay và do đó phải chịu trách nhiệm ràng buộc trong nhiệm vụ kiến tạo ra điều kiện tiên quyết này. Chậm trễ, mọi chuyện sẽ trở nên vô nghĩa để nhường chỗ cho mọi hệ lụy tiêu cực và thảm họa.  

… Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới không hoàn thành nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước vào năm 2020 và nhiều thất bại nghiêm trọng khác trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc là do sai lầm của đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước theo ý thức hệ (CNML/CNXH). (Nguyễn Trung)

KD: Bác Nguyễn Trung vừa gửi cho bài viết này. Một bài viết nhức nhối và tâm huyết cho vận mệnh đất nước, dài tới hơn 29.000 chữ. Mình chỉ không biết các lãnh đạo cao cấp có chịu đọc không.

Không hiểu, một cựu quan chức ngoại giao đã U80 lấy đâu sức lực để nghĩ và viết.

Đúng là nỗi đau cho Đất nước không phải của riêng ai. Nhưng với những trí thức thực sự vì dân, vì nước, thì nó đau hơn gấp bội. Vì nhìn thấy Đất nước rất cần thay đổi nhưng… lực bất tòng tâm.  😦

Đất nước này của tôi, của anh, của chị, của chúng ta. Vì thế mà “lận đận vẫn yêu”, vẫn thương  😦  .Vì sự phát triển và văn minh của đất nước, xin hãy biết thay đổi- từ nhận thức, tư duy đến hành động, phù hợp quy luật thực tiễn mà ko ít quốc gia văn minh đã minh chứng.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

———————-  

Hà Nội – Võng Thị, tháng 5 năm 2019

Nội dung

  1. Một số nhận định về tình hình mới 2
  2. Phải làm gì sớm tạo ra điều kiện tiên quyết để thích nghi với tình hình mới? 10

(II.1) Nỗi đau về hòa hợp dân tộc và về giác ngộ yếu kém yếu tố dân tộc và yếu tố dân chủ.                                                                      Tr. 11

(II.2) Sự thật là 43 năm xây dựng CNXH và định hướng XHCN, ĐCSVN đã thất bại trong chiến lược phát huy sức mạnh số một của quốc gia: Yếu tố con người!                                                            Tr. 16 Tiếp tục đọc