.
Tôi không nghĩ là nên cấm tiệt người uống rượu bia lái xe, nhưng một người “trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật” mà chỉ có 44,21% đại biểu QH đòi cấm lái xe thì rất là khó hiểu…. Chúng ta từng thấy thấp thoáng các “nhóm lợi ích” đằng sau Luật Đặc khu và ở điều luật liên quan tới bia rượu này
…. Vấn đề là vì sao “nhóm lợi ích nấu rượu” thì khá dễ dàng “lobby” đại biểu Quốc hội mà nhóm dân mất đất trồng rau ở Lộc Hưng, gửi đơn rồi chỉ mỏi mòn trông ngóng. Trong chế độ ta không phải nhóm dân nào cũng có đặc quyền gặp được những nhà ban hành chính sách.
Từ 2015, trong nhóm thảo luận ấy, tôi đã đề nghị thay cụm từ “nhóm lợi ích” mà ta đang dùng với nghĩa tiêu cực, bằng cụm từ “nhóm đặc quyền, đặc lợi” (Huy Đức)
KD: Ông Hồ Chí Minh có sống dậy, hẳn kinh ngạc dụi mắt hỏi: XH này là XH nào? Dạ thưa, XHCN thì cuối thế kỷ này ko biết có tìm ra không? Nhưng XH hiện nay là Phong kiến + Các nhóm “lợi ích thân hữu” (đại gia cấu kết với quan chức cq cơ sở), mà HĐ gọi là “nhóm đặc quyền đặc lợi” 😦 😦 😦
—————–
Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: vn.lovepik.com
Tôi không nghĩ là nên cấm tiệt người uống rượu bia lái xe, nhưng một người “trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật” mà chỉ có 44,21% đại biểu QH đòi cấm lái xe thì rất là khó hiểu.
Cuối thập niên 1990s, một quy định tương tự đã bị QH bác. Khi đó, trong “Nhà Kính” của Hội trường Ba Đình vẫn có bán bia và nhiều đại biểu cho rằng, “Không lẽ trong giờ giải lao anh em làm vài li rồi không được lái xe về”. Các nghị sỹ QH lúc đó, thay vì nghĩ tới sự an toàn của quốc dân đã biểu quyết bằng sự cảm thông sâu sắc với “các đồng chí lái xe” trên tinh thần giai cấp.
Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.