Hòa bình khó nhọc (tiếp theo và hết)

Tác giả: Nguyên Ngọc

Có lẽ cũng ít chế độ nào nâng niu chăm sóc bao cấp cho văn nghệ sĩ bằng chế độ ta. Nhưng đó là kiểu nuôi nấng o bế một đám con hát, một đám cung văn. Chúng tôi không cần cái ấy, chúng tôi chiến đấu cho một tư thế độc lập, tự do đàng hoàng và đầy trách nhiệm của nhà văn trước đất nước… (Nguyên Ngọc)

—————————-

Tố Hữu vừa bước vào phòng họp hội nghị đảng viên, liền nắm lấy chùm râu Nguyên Hồng hỏi : – Râu thật hay giả ? Hay là ông ta vẫn chưa chịu quên được câu tuyên bố thẳng thắn ngang tàng của Nguyên Hồng mấy chục năm trước ? Hội nghị đảng viên họp ở 51 Trần Hưng Đạo, vẫn trong cái căn phòng lát gỗ lịch sử ấy. Phòng họp có một cái bục gỗ. Tố Hữu bước tới bục, đứng một lúc, rồi bắt đầu nói. Câu đầu tiên : – Cái bục này đối với tôi là hơi cao đấy. Đối với anh Nguyên Ngọc, chắc còn cao hơn. Vậy là tôi hiểu rồi. Tiếp tục đọc

Hòa bình khó nhọc

Tác giả: Nguyên Ngọc

KD: Bạn bè gửi cho bài viết này- một chương Hồi ký của Nhà văn Nguyên Ngọc cùng lời dẫn của trang diendan.org. Đọc và cảm nhận mơ hồ sự quẫy đạp tìm kiếm một cách đau đớn của một cây bút Rừng Tây Nguyên nổi tiếng- đúng như cái title hồi ký “Hòa bình khó nhọc”. Xin đăng để bạn đọc nhận thức tùy trình độ, phông văn hóa mỗi người 

————————————— 

Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: NAG Nguyễn Đình Toán

Đôi lời cùng bạn đọc

Diễn Đàn xin đăng dưới đây, lần đầu tiên, toàn văn một chương hồi ký của nhà văn Nguyên Ngọc. Bắt đầu từ năm 1978, khi ông được cử làm phó tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, bí thư Đảng đoàn Hội nhà văn, viết bản “Đề dẫn” đọc trước hội nghị đảng viên – bản “đề dẫn” cho đến nay chưa hề được công bố ở trong nước, và đã gây sóng gió một thời – chương hồi ký kết thúc ở thời điểm cuối năm 1988, khi tác giả phải chấm dứt công việc Tổng biên tập báo Văn Nghệ – độc giả còn nhớ mãi những số báo Văn Nghệ “thời Nguyên Ngọc”. Tiếp tục đọc