Thư giãn: Gửi bác…

Tác giả: theo FB Phan Trí Đỉnh

KD: Trời oi nồng, tâm trạng thì chán. Vậy mà đọc bài này, mình cười chảy nứơc mắt nước mũi. Cái giọng thơ này nghe quen quen. Đúng là trên mạng, một nửa là “bọn rỗi hơi” chuyên châm chọc và trêu cười. 

Đọc các còm, kẻ nào cũng tự xưng là người ở “Trỏng” xin vào miền Nam ở. Có chàng, quê ở HN, lại “con nhà nòi” cũng dứt khoát đòi “vô Trỏng”.

Mình xin đăng lại còm của mình: Chết cười. Thế này nửa nước chen chúc thở/ Nửa nước còn lại nỗi… thương đau 😀 😀 😀

—————  

Xin lỗi, lại phiền bác.
Cả nước đang sục sôi.
Phản đối và ủng hộ,
Cứ như bị chia đôi.

Đảng thì yêu Trung Quốc.
Dân thì thích Phương Tây.
Tôi xin phép mạo muội
Được đề nghị thế này.

Tiếp tục đọc

Mời hổ vào nhà rồi thuê người canh nó đừng ăn thịt mình

Tác giả: theo FB Nguyễn Ngọc Chu

KD: Đó là nhận xét của Ts Toán học Nguyễn Ngọc Chu về ý kiến của ông Huỳnh Thế Du đưa ra trong bài “Để nhà thầu Trung Quốc xây cao tốc Bắc – Nam, mời tư vấn Nhật Bản giám sát” (Vietnam Finances ngày 18/6/2019)

Thật là “trẻ người, có học mà sớm hỏng”

—————–  Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, đang ngồi

Người dân đã khổ với mưu kế của quan. Nay lại thêm rợn người với mưu kế của những người dán mác có chữ.

Chỉ trích cá nhân là điều nên tránh. Nhưng khi đã động chạm đến lợi ích quốc gia thì không thể nể nang.

Vietnam Finances ngày 18/6/2019 có đăng ý kiến của ông Huỳnh Thế Du “Để nhà thầu Trung Quốc xây cao tốc Bắc – Nam, mời tư vấn Nhật Bản giám sát”:

Tiếp tục đọc

Có một kiểu người sẽ không bao giờ già đi

Tác giả: Thuận An (Theo Secret China).

KD: Thích vô cùng khi đọc được bài viết này. Dường như bí quyết trẻ trung của con người nằm tất thảy ở những điều bạn sẽ đọc dưới đây.

Tâm hồn trong sáng, sự lương thiện, ưa học hỏi và vận động, biết hưởng thụ để bồi đắp cho mình những cảm xúc tươi mới… chính là mảnh đất màu mỡ cho sự trẻ trung của đời người

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————–   

Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này. 
1. Một tâm hồn chất phác ngây thơ

Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ. 

Tiếp tục đọc

Nguyễn Văn Vĩnh – một nhà báo dấn thân

 Tác giả: Đức Trọng 

Cái tên của ông sẽ mãi gắn liền với trào lưu báo chí khai phóng Việt Nam đầu thế kỷ XX, thứ đã đặt nền tảng cho không chỉ lịch sử báo chí Việt Nam, mà còn là sự thông dụng của chữ viết tiếng Việt ngày nay.

Tên ông là Nguyễn Văn Vĩnh.

“Không sợ ai và không nịnh ai” (Đức Trọng).

.KD: Mời bạn đọc đọc bài viết này để hiểu về một trong những nhà báo tự do đầu tiên ở VN khi ông mới chỉ 24 tuổi- một cuộc đời làm báo đầy hoài bão- khai dân trí, với một nhân cách cầm bút độc lập, khảng khái “không sợ ai và không nịnh ai” giữa dâu bể trần ai…

—————-

Nhà báo, học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Thi thể ông nhanh chóng được gia đình đưa về Hà Nội, nơi hàng chục ngàn người sẽ xếp hàng nối đuôi nhau đưa tiễn ông, những chí sĩ yêu nước đương thời như Phan Bội Châu và Huỳnh Thúc Kháng đọc điếu văn khóc ông.

Tiếp tục đọc

PHẠM DUY- nhìn từ phía con trai của VĂN CAO

Tác giả: Văn Thao
.
KD: Bạn bè gửi cho bài viết này. Thời tiết khắc nghiệt quá, Xh lại nhiều chuyện chán, thỉnh thoảng chủ Blog đổi “gu” để bạn đọc đỡ mệt mỏi vì lúc nào cũng tham nhũng, vòi hối lộ, lợi ích nhóm, mua quan bán tước, xâm hại tình dục trẻ em… nghe phát điên đầu
.
Xin đăng bài viết này để bạn đọc chia sẻ
——————–    
blank                                                                                        phạm duy
@ Người đời nói nhiều về tình bạn giữa nhạc sĩ Văn Cao và nhạc sĩ Phạm Duy. Có nhiều điều thiếu chính xác. Xin ông cho biết sự thật về mối quan hệ đó giữa Văn Cao và Phạm Duy?

Văn Thao: Mùa xuân năm 1944, Phạm Duy theo gánh hát cải lương Đức Huy Charlot Miều mới được thành lập và xuống Hải Phòng biểu diễn ra mắt lần đầu tiên. Trong gánh hát, lúc đầu Phạm Duy chỉ là một anh chàng chuyên làm những công việc tạp vụ: dọn phông màn, bán vé, xếp chỗ ngồi, vẽ quảng cáo…

Tiếp tục đọc