TS. Vũ Thị Sao Chi, Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ: Bị phát giác thêm một vụ ‘ăn chặn’ học thuật!

 Tác giả: Thành Vinh

 Việc vi phạm liêm chính học thuật này của bà Sao Chi đã thành hệ thống khi nhóm phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn lại phát hiện thêm nhiều vi phạm của vị TS này..

…  Một người biên tập hiển nhiên không có quyền chèn tên mình trở thành đồng tác giả với người viết bài dù với bất cứ lí do gì. Khoa học luôn sòng phẳng, liêm chính và công bằng.

Nói về việc “cộng tác” viết bài thì có lẽ TS Vũ Thị Sao Chi, Phó tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ thuộc diện… “kỉ lục gia”. Theo thống kê trên trang web của Viện Ngôn ngữ học thì có đến một tá bài viết của TS Chi “cộng tác” với người khác, từ thầy hướng dẫn, cho đến các học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc đủ mọi lĩnh vực, đặc biệt với những nghiên cứu sinh và học viên cao học mà bà Chi hoàn toàn không phải là người hướng dẫn..

KD: Không hiểu nổi môi trường học thuật của giới Ngôn ngữ Việt sao cứ để những hiện tượng vô liêm sỉ kiểu này hoành hành- dọc ngang trời đất trên đầu “đek biết có ai”
————–
bi phat giac them mot vu an chan hoc thuat Không xử lý triệt để, vi phạm liêm chính học thuật còn kéo dài
bi phat giac them mot vu an chan hoc thuat Bà Vũ Thị Sao Chi – Phó Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ: Từ vi phạm liêm chính đến “tham nhũng” học thuật

Thản nhiên nhân danh chuyện “cộng tác” viết bài!

Cộng tác để đứng tên chung trong một bài báo hoặc một công trình khoa học không phải là một điều mới mẻ đối với các ngành khoa học mà là công việc quen thuộc trong khoa học. Đã có rất nhiều công trình khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam được nhiều tác giả cùng đứng tên.

bi phat giac them mot vu an chan hoc thuat

Điểm mấu chốt nhất của sự cộng tác này chính là mức độ đóng góp của các đồng tác giả vào trong tác phẩm được công bố. Thông thường, đã đứng tên đồng tác giả thì mức độ đóng góp vào công trình của từng người phải ngang bằng nhau về nội dung, ý tưởng và tư liệu khảo sát. Hoặc nếu có khác biệt về mức độ đóng góp thì sự khác biệt đó cũng không nhiều.

Đặc biệt, các đồng tác giả này thường phải là những người cùng tiến hành triển khai nghiên cứu từ đầu chí cuối từ việc cùng nhau hình thành các ý tưởng và vấn đề quan tâm, xây dựng các bộ công cụ nghiên cứu cho đến việc thu thập, phân tích tư liệu và viết bài.

Thế nhưng, cần nói rõ là việc cộng tác này hoàn toàn khác về bản chất so với việc biên tập một bài viết, do người biên tập của tạp chí thực hiện. Trong khi đặc trưng của việc cộng tác là phần đóng góp quan trọng và đáng kể của các đồng tác giả về mặt nội dung vào tác phẩm đứng tên chung thì biên tập, dù nhiều hay ít, cũng chỉ nằm ở việc thay đổi, điều chỉnh câu chữ, ý tứ diễn đạt, hoặc các phần dẫn chứng với mục đích nhuận sắc cho bài viết của tác giả đó.

Do đó, một người biên tập hiển nhiên không có quyền chèn tên mình trở thành đồng tác giả với người viết bài dù với bất cứ lí do gì. Khoa học luôn sòng phẳng, liêm chính và công bằng.

Nói về việc “cộng tác” viết bài thì có lẽ TS Vũ Thị Sao Chi, Phó tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ thuộc diện… “kỉ lục gia”. Theo thống kê trên trang web của Viện Ngôn ngữ học thì có đến một tá bài viết của TS Chi “cộng tác” với người khác, từ thầy hướng dẫn, cho đến các học viên cao học và nghiên cứu sinh thuộc đủ mọi lĩnh vực, đặc biệt với những nghiên cứu sinh và học viên cao học mà bà Chi hoàn toàn không phải là người hướng dẫn.

Lại thêm một vụ TS Sao Chi “ăn chặn” học thuật mới bị phát giác

Như báo chí vừa qua đã đề cập, TS Chi đã vi phạm liêm chính học thuật nghiêm trọng khi tự tiện chèn tên mình thành “đồng tác giả” trong nhiều bài viết của học viên cao học và nghiên cứu sinh trong khi chỉ thực hiện công tác biên tập bài vở cho tạp chí. Việc vi phạm liêm chính học thuật này của bà Sao Chi đã thành hệ thống khi nhóm phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn phát hiện thêm nhiều trường hợp như vậy.

Trong bài này, chúng tôi muốn đề cập đến một “tác phẩm” đứng tên chung khác của TS Chi. Đó là bài viết “Một số nét độc đáo của ngôn ngữ thơ Lê Đạt” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 7 năm 2011. Bài viết này có “đồng tác giả” là Nguyễn Thị Thanh Tâm và Hiền Nhi – chính là bút danh của TS Vũ Thị Sao Chi.

Đây thực chất là một phần chắt lọc ra từ luận văn cao học có nhan đề: “Biện pháp tu từ trong cấu trúc ngôn ngữ thơ Lê Đạt” của học viên Nguyễn Thị Thanh Tâm, bảo vệ trước đó 2 năm (2009) tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ths Tâm do PGS.TS Nguyễn Thái Hòa hướng dẫn khoa học.

Không hiểu vì lí do gì, một lần nữa như bao lần khác, bài viết của Ths Tâm khi đăng tải lên Tạp chí Ngôn ngữ, lập tức xuất hiện thêm tên của bà Sao Chi với tư cách đồng tác giả. Chỉ khác là lần này, bà Chi lấy bút danh khác (chúng tôi ngờ rằng bà Chi lấy tên khác để giảm ấn tượng bà “bao sân”, làm đồng tác giả với quá nhiều người).

bi phat giac them mot vu an chan hoc thuat

Điều quan trọng nhất là toàn bộ các luận điểm, luận cứ và dẫn chứng trong bài viết trên đều được rút ra từ luận văn thạc sĩ của chị Nguyễn Thị Thanh Tâm.

Cụ thể, bài viết “chung” trên tạp chí Ngôn ngữ được bố cục thành ba nội dung chính ở các mục 2.1, 2.2 và 2.3. Nội dung 2.1 (Sử dụng sáng tạo từ tượng thanh ở những vị trí đặc địa) thực chất đã được tác giả của luận văn trên bàn đến kĩ càng trong khi phân tích về các biện pháp tu từ ngữ âm trong thơ Lê Đạt. Nội dung 2.2 về “Sử dụng sáng tạo thủ pháp điệp âm, nhại âm” thực chất cũng đã được Ths Tâm đề cập cụ thể và đầy đủ từ trang 72 đến trang 74 của luận văn. Mục 2.3 của bài viết “Sự tự do trong ngắt nhịp” chính là phần được rút ra từ trang 74 đến trang 76 của luận văn.

Điểm khác so với luận văn của Ths Tâm chỉ là những chỉnh sửa về mặt câu chữ, diễn đạt theo một hướng khác. Ngoài ra, các phần đề mục của luận văn được thay thế bằng những cái tên mới trong bài viết. Chẳng hạn, mục 2.1 “Sử dụng sáng tạo từ tượng thanh ở những vị trí đặc địa” trong bài viết chính là phần viết về “Biện pháp tu từ ngữ âm” và phần “Cấu trúc hình tượng âm thanh của thơ Lê Đạt” trong luận văn.

Mặt khác, một số cách diễn đạt đã thay đổi so với luận văn, nhưng đó chỉ là những tiểu tiết thuộc về phong cách viết và diễn đạt. Chẳng hạn, bài báo có đoạn “Hình thức điệp âm chủ yếu được tác giả sử dụng là điệp phụ âm đầu, do vậy, trong nhiều câu thơ, các âm đầu được lặp lại liên tục” (trang 66) thì đây là một đoạn tương tự, có chỉnh sửa đôi chút trong luận văn của Ths Tâm: Cùng với nguyên âm, Lê Đạt cũng khai thác tối đa yếu tố phụ âm (điệp phụ âm đầu). Trong nhiều câu thơ, các âm đầu được lặp lại liên tục, có những bài được tổ chức chỉ trên một phụ âm” (trang 72).

Hơn nữa, chúng tôi không thể cam chắc rằng những đoạn văn kiểu như vậy trong bài viết là do chính tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm tự tay diễn đạt lại từ luận văn của mình hay có bàn tay biên tập của bà Chi.

Với đường dẫn đối chiếu nội dung bài báo trên Tạp chí Ngôn ngữ và bản gốc luận văn của Nguyễn Thị Thanh Tâm (độc giả có thể tìm thấy ở cuối bài viết này), có thể khẳng định bài báo trên Tạp chí Ngôn ngữ thực chất là một sản phẩm được chắt lọc từ luận văn của Ths Nguyễn Thị Thanh Tâm và không có thêm bất kì đóng góp gì mới so với luận văn đó. Thế thì, tại sao TS Chi lại “ăn phần” trong bài báo này mặc dù bà không hề liên quan gì đến nội dung nghiên cứu này. Họa chăng, cái gọi là “đóng góp” của bà Chi vào bài viết của Ths Tâm chỉ là việc sắp xếp biên tập câu chữ, tổ chức lại các đoạn văn bản.

Vụ việc này cho thấy rằng việc vi phạm liêm chính học thuật của TS Vũ Thị Sao Chi là liên tục, nghiêm trọng và có hệ thống. Nếu các bài báo khoa học vẫn cứ bị những người có quyền hành lạm dụng và “ăn chặn” kiểu này cũng cần được xem xét, mổ xẻ để nạn tham nhũng trong học thuật không còn tiếp diễn. Không nên để tình trạng “ăn sẵn”, dễ dãi trong khoa học kéo dài!

Không lẽ Viện Hàn lâm KHXHVN và Viện Ngôn ngữ học bó tay.com trước những vi phạm ngang nhiên, liên tục và kéo dài của bà Sao Chi?

Bằng chứng ngang nhiên “ăn chặn” học thuật, vi phạm liêm chính khoa học của TS Vũ Thị Sao Chi

Bang_chung_ngang_nhien_an_chan_hoc_thuat_vi_pham_liem_chinh_khoa_hoc_cua_TS_Vu_Thi_Sao_Chi.pd

———–

http://tamnhin.net.vn/bi-phat-giac-them-mot-vu-an-chan-hoc-thuat-72671.html?fbclid=IwAR0FadJEQTKbrnWLmaQivz-EvUasnY2ojNvKkMWD8YXP7Xyr1LkM7-Ncr1U