Ngọng

Tác giả: theo FB Song Hà

Đồng chí Hoành bảo, dạ thì như cái trong đầu anh đang nghĩ chứ còn cái gì nữa. Sếp nghiêm mặt quát “Thế là cái… cái…loz à? Bọn này gớm thật. Chú biết ai là tác giả không?”. Hoành nói dạ không, để em đọc tiếp câu này nữa cho anh nghe…” Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo. Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo”. Anh thấy thơ với thẩn mất dạy chưa, hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo, nói lái lại là “đéo nơi nao”. Đề nghị anh cho chấn chỉnh lại ngay kẻo ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của nhân dân. Sếp bảo ừ nhưng đã biết thằng nào là tác giả đâu, chú cho gọi thằng Đoành bảo vệ lên đây, nó tốt nghiệp khoa Văn, đại học Khoa học Thủy lợi và Nhân văn nên có thể biết đấy (Song Hà)  😀  😀  😀

KD: Bạn bè trên FB gửi cho stt này. Đọc cười khùng khục. Công của đồng chí Hương “lon” đây (Biệt danh này, do Fbker Kỳ Trịnh đặt)  😀

Phen này, cả Bộ VHTTDL, từ đ/c Bộ trưởng trở xuống đến anh Đoành, bảo vệ cơ quan phải nói ngọng rùi  😀  😀  😀

  • Vừa đọc được stt này trên FB của nhà báo Phạm Việt Thắng. Phen này, Bộ VHTTDL cần thăng chức cho đ/c Hương “lon” làm Thứ trưởng, bởi khiến cả làng Phây Vũ Đại dậy sóng, chả chịu làm việc gì, toàn… nghĩ bậy. Xin đăng nguyên văn: 

CẤM ĐU
Hôm qua làng tôi họp bàn lễ hội. Các cụ bàn tán hăng lắm, ai nấy mặt đỏ tía tai, cãi nhau như mổ bò. 
Người thì bảo tết này vẫn các trò chơi như các tết trước, người lại nói, theo quy định là phải bớt đi một trò…
Không ai chịu ai, thế là hệ thống chính trị phải vào cuộc để nắm bắt tâm tư.
Các cụ bức xúc vì có tin đồn là lễ hội năm nay làng không được chơi ĐU nữa. 
Hỏi ra thì được mấy đứa trẻ trâu “trên thông phây búc dưới rành báo mạng” mách bảo: chơi Đu là văn hoá, mà đã là văn hoá thì không được tục tĩu. Do vậy chơi ĐU mà bị thêm dấu vào thì thành ra nước ta rất không văn hoá.
Các cụ bực lắm, điên lắm: “Cả nước này chơi Đu từ mấy nghìn năm nay rồi, giờ lại định cấm ĐU hử.
Tiên sư cái con mặt mẹt, tiên sư cái thằng sùi bọt mép. Chúng mày cấm ĐU thì chúng tao lấy gì mà ĐU.
Mẹ kếp bọn khốn, chúng mày có cấm, có đoán thì chúng tao vẫn cứ ĐU”.

———————–  Không có mô tả ảnh.

Buổi sáng, sếp đang vừa xỉa răng vừa len lén mở phim mát xem, chợt có tiếng gõ cửa dồn dập. Nhanh như cắt, sếp vội vàng dí chuột bật ngay sang táp tạp chí Tuyên giáo để nghiên cứu về nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa trong đội ngũ cán bộ hiện nay.

Tiếp tục đọc

Chuyện tầm phào không thể cho qua ở Sài Gòn

Tác giả: theo FB Chánh Tâm

.Lãnh đạo TPHCM đang hí lộng tổ tiên, hí lộng Cụ Hồ khi đưa một kẻ mất trí nhớ lên thuyết giảng đạo đức.

.Một cấp ủy không thể truy cứu trách nhiệm của những kẻ làm cho hàng ngàn đồng bào mình uất ức, oan khiên kéo dài gần 20 năm trời (Chánh Tâm)

KD: Thật xấu hổ. Nhục nhã! Liêm sỉ ngày nay trốn tiệt rồi/ Khỏi nghe đạo đức giả tanh hôi

———-  

Ông Lê Thanh Hải: Còn một số cán bộ, đảng viên sa sút về đạo đức

Lãnh đạo TPHCM đang hí lộng tổ tiên, hí lộng Cụ Hồ khi đưa một kẻ mất trí nhớ lên thuyết giảng đạo đức.

Một cấp ủy không thể truy cứu trách nhiệm của những kẻ làm cho hàng ngàn đồng bào mình uất ức, oan khiên kéo dài gần 20 năm trời.

Ông Lê Thanh Hải: Còn một số cán bộ, đảng viên sa sút về đạo đức

Sai phạm tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) là một trong những vụ việc gây giảm sút niềm tin của người dân vào chính quyền (VNN)

Tiếp tục đọc

G-20 Osaka Summit và bàn cờ Mỹ-Trung

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy gửi cho bài viết này. Phân tích cuộc thương chiến và… “hưu chiến” giữa Mỹ- Trung, và những vấn đề cốt lõi của G20 đang được tổ chức tại Osaka (Nhật Bản), nhưng chốt lại, quan trọng nhất vẫn là Việt Nam phải làm gì, để có một vị thế vững chãi trong mối quan hệ “đối tác chiến lược” sắp tới, nhất là Trump vừa lên tiếng cảnh báo về những “con đường lẩn khuất” tại VN nhằm tránh thuế quan cao của Mỹ (đối với hàng hóa Trung Quốc) và trong nước, thực trạng gian lận thương mại vừa ồn ào, qua vụ Asanzo không lấy gì đẹp đẽ?

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

——————

Ảnh Baomoi.com

G-20 được chính thức thành lập từ năm 1999, chiếm 85% nền kinh tế thế giới. G-20 gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) là Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Anh, Ý, Canada, sau đó thêm Nga (G-8). Sau này, có thêm 12 nước khác tham gia G-20 là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, Argentina,  Brasil, Mexico, Nam Phi, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, và EU. Vì vậy, cũng có người nói G-20 là kết tinh của hai nhóm G-7 và G-77. Tiếp tục đọc

Thưa bà Ninh Thị Thu Hương, cần tính sao với bài ‘Đập đá ở Côn Lôn’ trên SGK?

Xin đừng vì lon mà đập bia đá ở Côn Lôn
Theo tư duy về từ lon mà bà Ninh Thị Thu Hương đã nêu trên thì chúng ta dễ dàng thấy rằng từ Lôn còn nguy hiểm hơn. Bà lo xa “hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó” thì từ Lôn không cần phải thêm mũ mà chỉ cần dấu vào là đủ nghĩ bậy.

Tiếp tục đọc

Phạm Toàn và Hồ Ngọc Đại- những người mang hoài bão lớn cho giáo dục

Tác giả: theo FB Mai Hien Pham

KD: Hôm nay, ngày 1/7, đúng Ngày SN của Nhà giáo Phạm Toàn. Thật ra, cách đây khoảng 03 tháng, gia đình, các con và bạn bè ông đã tổ chức SN cho ông, cùng lúc với hai người bạn thân quý của ông- nhà văn Nguyên Ngọc, nhà văn Dương Tường- ở Đông Hội (Đông Anh- HN) quê của Phạm Toàn. Tiệc SN có đủ mặt bạn bè, rất vui, náo nhiệt dưới vườn cây quê nhà, thật khó quên. Nhưng hôm nay, mình đọc được bài này của Phạm Mai Hiền- con gái Nhà giáo Phạm Toàn, và muốn đưa tiếp. Bởi trong cuộc đời của Phạm Toàn, nhắc đến Phạm Toàn mà không nhắc đến Gs Hồ Ngọc Đại, là hẫng hụt lớn

Phải nói rằng, Phạm Toàn đã chung vai gánh vác, và dấn thân cho Công nghệ GD của Hồ Ngọc Đại hàng chục năm trời. Mọi vui buồn, thành bại đều có nhau. Một người cả đời là tự học, ảnh hưởng văn hóa Pháp sâu đậm, đa tài. Một người được đào tạo bài bản, vững chắc từ nước Nga, am hiểu triết học Mác (gốc) sâu sắc, và có rất nhiều tác phẩm GD. Cả hai đều rất yêu con trẻ và dấn thân cho công việc khó nhọc- “làm cho mỗi cá nhân trẻ em trở thành chính mình”

Không rõ vì sao, họ chia tay nhau trên hành trình gánh nặng GD, mình không dám hỏi. Chỉ biết vẫn luôn quý trọng cả hai người, những người anh, người bạn vong niên. Gặp nhau là hai bên cười tít mắt, cười giòn giã như những đứa trẻ, là trêu ghẹo nhau “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại”…

Nhưng rồi phút cuối của cuộc đời Phạm Toàn, Hồ Ngọc Đại đã đến. Họ thủ thỉ điều gì chỉ họ biết. Còn với mình, đó là cái tình nghĩa sâu sắc, xót xa của những trí thức lớn, có tầm, có tâm. Dù tính cách khác nhau và cuộc đời có những năm tháng dài xa cách, điều đẹp đẽ nhất, giây phút cuối họ đã ở bên nhau, nói với nhau. Thế là đủ

Với mình, đó vẫn là hai người mang hoài bão lớn cho giáo dục đất nước, sống vì trẻ em, cho trẻ em, thật đáng trọng!

Xin đăng bài viết để bạn đọc chia sẻ

Title bài, chủ Blog xin đặt

* Mới đây, nhận được email bạn bè gửi, thông kê những tác phẩm và công việc của Phạm Toàn. Xin trân trọng đăng bổ sung, vì với Phạm Toàn, Hạnh phúc là được làm việc, làm việc mê mải:

NHỮNG ĐẦU SÁCH VĂN HỌC CỦA NHÀ VĂN, DỊCH GIẢ CHÂU DIÊN (tức NHÀ GIÁO PHẠM TOÀN):
– Tập truyện “Mái nhà ấm” (1959)
– Tập truyện “Con nhện vàng” (1962)
– Tiểu thuyết “Chín mươi ba” (Victor Hugo)
– Truyện ngắn “Hamlet thiu thiu ngủ”,
– “Hoàng tử bé” (Antoine De Saint Exupery), 1986
– “Bay đêm” (Antoine De Saint Exupery), 1986
– “Nhà tiên tri” (Kahlil Gibran), 1992
– Truyện ngắn “Hội ngộ ở phố Hờ Bờ”, 2006
– Truyện ngắn “Gia đình cãi cọ”, 2006
– “Con trai của người” (Khahlil Gibran)
– “Vẻ đẹp đời” (Khahlil Gibran),
– Truyện ngắn “Miên mợ và U và…”, 2010
– “Sư tử ” (J. Kessel), 1987,
– “Cô chủ quán” (K. Goldoni)1983
– Kịch “Ruồi” (J. P. Sartre), 1985
– Tiểu thuyết “Người Sông Mê”, 2003
– Tiểu thuyết “Vào một đêm không trăng”, Đới Tư Kiệt, 2008
– Tiểu thuyết “Mặc cảm của Đ.”, Đới Tư Kiệt, 2003
– Tập truyện ngắn “Bảy mươi ba chiếc cối đá”, 2006
– Tập truyện ngắn “Sấm trên núi”, 2010
– Truyện ngắn – Kịch “Ngọn đèn xanh”, 2013

NHỮNG ĐẦU SÁCH GIÁO DỤC – KHAI SÁNG CỦA NHÀ GIÁO, DỊCH GIẢ PHẠM TOÀN:

– Công nghệ dạy văn (NXB Đại học Quốc gia, 2000, NXB Lao động, 2006, NXB Tri thức, 2007)
– Hợp lưu các dòng tâm lý giáo dục (NXB Tri thức, 2008)
– Nền dân trị Mỹ, Alexis De Tocqueville, (NXB Tri thức, 2007, 2008, 2011)

Tủ sách Sư phạm và Tâm lý học Cánh Buồm – nhà giáo Phạm Toàn chủ biên:
– Cơ cấu trí khôn, Howard Gardner, (NXB Giáo dục, 1997, NXB Tri Thức, 2013)
– Sự hình thành trí khôn ở trẻ em, Jean Piaget, (NXB Tri Thức, 2016)
– Sự xây dựng cái thực ở trẻ, Jean Piaget, (NXB Tri Thức, 2016)
– Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em, Jean Piaget, (NXB Tri Thức, 2017)

– Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại (NXB Tri Thức)
– Cẩm nang sư phạm, T1, Giáo dục Hiện đại
– Cẩm nang sư phạm, T2, Hướng dẫn sử dụng sách môn tiếng Việt
– Cẩm nang sư phạm, T3, Hướng dẫn sử dụng sách môn Văn
– Cẩm nang sư phạm, T4, Hướng dẫn sử dụng sách môn Lối sống

Sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm
– SGK Văn 1, Văn 2, Văn 3, Văn 4, Văn 5, Văn 6, Văn 7, Văn 8, Văn 9,
– SGK Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3, Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5, Tiếng Việt 6, Tiếng Việt 7, Tiếng Việt 8, Tiếng Việt 9
– SGK Lối sống 1, Lối sống 2, Lối sống 3, Lối sống 4, Lối sống 5
– SGK Khoa học 1, Khoa học 2, Khoa học 3, Khoa học 4, Khoa học 5
– SGK Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3

Vì những đóng góp cho cải cách giáo dục Việt Nam nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm đã vinh dự được Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Phan Châu Trinh.

—————–   

Hôm nay cuối cùng chúng tôi cùng các học trò và cộng sự của ông đã đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng ở quê nhà bên Hội Phụ, Đông Anh Hanoi trong thời tiết mát mẻ dễ chịu nhờ cơn mưa tối hôm trước.

Tiếp tục đọc