Nhật Bản không dùng lu chống ngập

Tác giả: Thành Nhân
.
Những cái lu mà PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là đã được sử dụng ở Tokyo trông ra sao và chúng khác gì với những cái lu bà Xuân đề nghị đưa vào các hộ gia đình nhằm chống ngập?
.
KD: Đọc được bài này, mình muốn đưa lên ngay Blog để bạn đọc, các chuyên gia về chống ngập lụt và các quan chức có trách nhiệm tham khảo, có thêm kiến thức, và hiểu “cái lu” của nước Nhật mà chị Xuân “lu” đã nhắc tới ra sao, khi đề nghị mỗi gia đình ở t/p “Triệu Lu” có những cái lu chứa nước chống ngập.
.
Đọc, xem các hình ảnh của Nhật, thấy buồn thấm thía. QG họ đã đầu tư xây dựng cả một hệ thống đường hầm thoát nước khổng lồ. Còn ở ta, đang loay hoay tranh cãi để trở về thời kỳ tranh “văn hóa dân gian bản địa” như chị Xuân Lu tâm đắc!   😦  😦  😦
———————————–

Phát biểu sau đề xuất dùng lu chống ngập cho TP.HCM, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân – Trưởng Khoa Đô thị học (Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, đó là ý tưởng từng được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề nghị, từng áp dụng thành công ở các nước và khẳng định Tokyo từng dùng lu để chống ngập.

Nhat Ban khong dung lu chong ngap

Đường hầm thoát nước khổng lồ nằm sâu 50m bên dưới thành phố Kasukabe (Bắc Tokyo)

Tiếp tục đọc

Hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển: Khẩn cấp nhất trong các khẩn cấp của Quốc phòng Việt Nam

Tác giả: theo FB Nguyễn Ngọc Chu

Bởi biển đảo đang là nơi Trung Quốc không ngừng đẩy mạnh xâm lược, nên cảnh sát biển là binh chủng cần phải hiện đại hóa trước hết trong các binh chủng của quốc phòng Việt Nam. 

Thay vì đi Trung Quốc, Việt Nam cần đi nhiều hơn sang Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Anh, Pháp, Đức để có thêm tàu cảnh sát biển và hải quân các nước này hiện diện tại biển Đông Nam Á.

Bà Ngân có đi cả chục chuyến sang Trung Quốc, Lãnh đạo Việt Nam có đi cả trăm chuyến sang Trung Quốc, thì cũng không bao giờ thay đổi được mục đích thôn tính Biển Đông Nam Á của Trung Quốc Cộng sản.

KD: Chủ quyền biển đảo vẫn là số 01 trong vấn đề an ninh QG hiện nay. Bài viết của Ts Nguyễn Ngọc Chu ngắn gọn nhưng bản chất và thẳng thắn chỉ ra vấn đề cốt tử nhất, giải pháp cần ưu tiên nhất.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

  • Do có sự góp ý của một số fbker am hiểu về lực lượng Hải quân (cảnh sát biển không nằm trong lực lượng Hải quân), chủ Blog xin mạn phép sửa title của tác giả Nguyễn Ngọc Chu có chữ “Hải quân” thành chữ “quốc phòng”, cho chính xác. Và biên tập một vài chỗ cho chuẩn hơn. Rất cảm ơn các bạn fbker  😀

—————-  

Không có mô tả ảnh.Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Không có mô tả ảnh.

1. Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã không làm tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc rời khỏi bãi Tư Chính trong lãnh hải Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Hồng Xuân trên thành phố… “Triệu Lu”

Tác giả: theo FB Trung Sỹ, nhà báo Nguyễn Việt Chiến và nhà báo Nguyễn Tiến Tường 

.KD: Từ hôm qua đến nay, trên mạng XH xuất hiện một hiện tượng tưng bừng khác thường: Thơ ca, nhạc ảnh, hò vè… liên tiếp thăng hoa xung quanh chủ đề cái Lu. Xin đăng lên để bạn đọc thư giãn cuối tuần, đỡ mệt mỏi  😀

Thỉnh thoảng làng Phây Vũ Đại cũng được dịp cười đùa, hát hò vui vẻ, bớt đi sự căng thẳng, chán nản, lo lắng vì bọn Bá Kiến tham nhũng đủ kiểu  😀  😀  😀

————-  

Ca khúc: Hồng Xuân trên thành phố “Triệu Lu” (Nhịp đi-vui tươi- phấn khởi)- Xin “chế” theo tác phẩm của cố Nhạc sĩ Xuân Hồng

Hồng phúc này về trên quê ta, khắp phố phường nước ngập bao la

Cô Xuân xui mang chiếc lu ra, rồi bày lu để trước cửa nhà.
Tiếp tục đọc

Siêu dự án viển vông

Tác giả: Tô Văn Trường

Vì sao đất nước ta còn nghèo, ngân sách thu không đủ chi, trong khi nợ công, nợ xấu đang là đại vấn đề, có thể gây ra các bất ổn trong xã hội nhưng người ta vẫn “say mê” các siêu dự án, trong đó có dự án khủng như đường sắt cao tốc Bắc Nam, dù biết hiệu quả kinh tế rất thấp, chưa kể đến các mặt tác động xấu đến môi trường xã hội? Lý do đơn giản, chỉ cần Quốc hội “bấm nút” thông qua chủ trương sẽ có bẫm tiền về khoản “Tư vấn”. Sau này, dù cho dự án có phải STOP thì tiền tư vấn đã bỏ túi, lại được tiếng là biết lắng nghe các ý kiến phản biện xã hội!

….Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam theo đề nghị của Bộ Giao thông rất viển vông, nếu được triển khai thì rủi ro khó lường, sẽ biến thành “kim tự tháp” mà chưa chắc đã được coi là “di sản văn hóa thế giới” như các kim tự tháp thật! Thậm chí, nó sẽ bị các thế hệ mai sau oán trách, vì sự chơi ngông theo kiểu “con nhà lính, tính nhà quan” mà cái giá phải trả cho sự chơi ngông này không chỉ là để lại gánh nặng nợ nần cho đời sau. Rất nhiều khả năng đó sẽ là hậu quả nhãn tiền không chỉ đơn thuần về kinh tế. (TVT)

KD: Tác giả Tô Văn Trường gửi cho bài viết này. Bài đã đăng trên TVN (VietNamnet) với cái title: Siệu dự án viển vông! Title bài trên TVN hay hơn, nên mình xin đăng bản gốc, nhưng title bài mới  😀

Dự án viển vông nhưng “tiền thật thóc tươi” đút túi thì chả viển vông tý nào. Nên người ta rất thích các dự án viển vông. Nhất lại là Siêu dự án!  😀

Cứ nghĩ nay mai siêu dự án viển vông này được thực hiện, hoàn thành và lướt đi một cách… viển vông, mà thấy sợ!

————– 

Ảnh Soha

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Khoảng 20 năm mới hoàn thành?
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam nếu được triển khai sẽ ngốn khoảng 58,7 tỷ USD với tốc độ khai thác 320km/giờ. (Ảnh: THX/TTXVN)

  Cách đây gần chục năm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã không thuyết phục được các đại biểu Quốc hội “bấm nút” ủng hộ dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam đầu tư 56 tỷ đô la vì khi “Phân tích kinh tế dự án đầu tư” các chuyên gia và đại biểu Quốc hội đã chỉ ra hiệu quả tài chính của dự án rất thấp, chỉ số nội hoàn tài chính (FIRR) chỉ đạt 2,4 – 3,0%. Trong khi đó, suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được, phải khoảng 8%, nếu tính theo USD.  Tiếp tục đọc