Tác giả: Trần Xuân Dung
.KD: Tình cờ, mình đọc được bài viết này về Ts Nguyễn Đức Mậu. Và thật cảm động!
Mình có 3 người bạn thân- ba chàng ngự lâm mà mình rất yêu quý: Nguyễn Trọng Cử (Luật gia kiêm doanh nhân), Hoàng Xuân Phú- GS TS Toán, và Nguyễn Đức Mậu- Ts Văn học. Họ rất thân nhau, quen nhau từ thuở thiếu thời. Mỗi chàng một tính cách. Nguyễn Trọng Cử giao lưu rất rộng, bạn bè chàng tưng bừng, lúc nào cũng thấy cười nói rôm rả, đùa tán các em chân dài, chân ngắn đủ kiểu. Hoàng Xuân Phú nghiêm túc, nhưng bàn chuyện nào ra chuyện đó, và rất hóm hỉnh, khi tán chuyện thì mình cũng cười thôi rồi. Còn Nguyễn Đức Mậu tính rất hiền lành, hơi khép kín, một kiểu người hướng nội…
Vậy nhưng không thể thiếu nhau mỗi cuộc gặp mặt quan trọng, mỗi sự kiện nào đó. Và khi có điều kiện, “cả bè lũ bốn tên” lại bám nhau, có mặt cùng nhau trên từng cây số. Mình, rất buồn cười, chỉ yên tâm và thích nhất khi cả ba chàng đều có mặt. Có mặt họ, mình thấy bình yên, vui vẻ biết bao. Dù có khi tranh cãi nhau cũng gay gắt khiến mình hoảng. Nhưng “qua bão giông, trời lại sáng”. Yêu thế cơ chứ!
Trong ba chàng đó, mình quen Nguyễn Đức Mậu từ thuở em mới là sinh viên tốt nghiệp về Viện Văn, mình là một nhà báo còn rất trẻ, tuy đã có con nhưng vẫn tết tóc. Mậu thư sinh, nhẹ nhàng, lịch sự. Chị chị em em, rất quý nhau. Còn nhớ có lần nào đó, mình có chuyện gì đó kể với em, mình thì khóc, còn Mậu nhìn mình rất thương cảm, ngỡ ngàng, mà ko biết làm sao để khuyên nhủ bà chị mau nước mắt 😀 😀 😀
Thoắt một cái, khi gặp lại sau bao năm xa cách do mưu sinh và số phận mỗi người, em đã là một Ts Văn học, với số đầu sách, mà mình đọc stt này mới biết, thật vui và thật trân trọng. Tính em vốn khép kín, ít nói, ít khoe về mình
Một cuộc đời lao động cần mẫn, say mê nghiên cứu với lĩnh vực mình đã dấn thân, và tạo ra những giá trị riêng cho bản thân.
Hãy nghe một học trò của Nguyễn Đức Mậu, sau ra trường 10 năm vẫn nhớ và nói về thầy mình: “Bộ sách chuyên về Hát nói của thầy Mậu Nguyễn Đức viết trong giai đoạn từ 2010 đến nay. Có thể nói, thầy là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực này. Đợt Tết năm 2006, VTV2 mời thầy tham gia một tọa đàm xuân về ca trù nhưng thầy tôi nhất định từ chối. Báo đài phỏng vấn, xin ý kiến cũng hiếm hoi thầy mới nhận lời. Thầy vẫn thế, một nhà khoa học chuyên tâm làm nghiên cứu, không thích sự xô bồ, ồn ào và có cảm giác thầy chỉ muốn người ta biết đến mình qua từng trang sách. Trong suốt thời đi học, thầy là người có ảnh hưởng lớn nhất, làm thay đổi nhiều suy nghĩ và giúp tôi có sự trưởng thành vượt bậc đến mức không tin vào năng lực của mình”.
Một nhà văn tên tuổi từng nhận xét: “Ông Mậu là người lặng lẽ mà làm được nhiều việc”.
“Lặng lẽ và làm được nhiều việc”! Được biết Nguyễn Đức Mậu còn có hai cuốn sách chưa in: 1/ Nguyễn Trường Tộ, nhà cải cách lớn nhất thế kỷ 19, 2/ Nguyễn Công Trứ, người tự do phóng khoáng nhất
Chúc mừng em nhé, Nguyễn Đức Mậu. Một sức làm việc bền bỉ, lặng thầm nhưng vô cùng có ích và ý nghĩa
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ 😀
—————–

Tôi với tác giả Nguyễn Đức Mậu vốn là hai người bạn đồng môn. Từ khi ra trường, phần vì điều kiện công tác, phần vì bận bịu cho cuộc sống mưu sinh nên tôi ít gặp lại anh. Gần đây nhất là năm 2004, khi ấy khóa tôi tổ chức gặp gỡ giao lưu thì tôi mới có dịp gặp lại bạn bè trong đó có Nguyễn Đức Mậu. Mới đây anh có gửi cho tôi tên những đầu sách mà anh đã in và cả những dự định sẽ viết và in trong thời gian tới.

Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.