Câu chuyện Đài Loan

Tác giả: Thái Anh Văn – Tổng thống Đài Loan – phát biểu tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019 (theo Fb Anh Tai Ho)

…Trong thời kỳ đầu của sự quá độ về mặt chính trị, người ta bảo có dân chủ nào tồn tại được dưới cái bóng của Trung Quốc? Vậy mà Đài Loan hôm nay là biểu hiện của một xã hội dân chủ rộng rãi và hệ thống chính trị vững mạnh.

Kinh nghiệm của Hồng Kông với cái gọi là “một quốc gia, hai thể chế” là bài học cho thế giới thấy rõ hơn bao giờ hết rằng thể chế độc tài không thể nào cùng tồn tại với nền dân chủ.

Câu chuyện của chúng tôi là câu chuyện tại sao các giá trị vẫn phải là nền tảng bền vững. Vực sâu ngăn cách các khác biệt về chính trị và văn hoá nơi eo biển Đài Loan mỗi ngày mỗi sâu hơn. Mỗi ngày Đài Loan chọn cho mình tự do ngôn luận, quyền cho con người và nền pháp trị là mỗi ngày chúng tôi trôi ra xa hơn khỏi cái vòng ảnh hưởng của độc tài toàn trị.(Thái Anh Văn)

KD: Cư dân mạng đang xôn xao về bài phát biểu của bà Thái Anh Văn, Tổng thống Đài Loan, một bài diễn văn hay tuyệt về dân chủ, về con đường khó nhọc mà xứ sở này đã phải trải qua, “dưới cái bóng TQ” để cuối cùng, vẫn là một xứ sở văn minh và “trở thành đối tác kinh tế đứng thứ 11 trong số các đối tác lớn nhất của Hoa Kỳ”.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————– 

Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiên phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, sợi
Tôi tốt nghiệp trường Luật Cornell năm 1980, hôm nay trở lại môi trường đại học ở New York làm sống lại bao kỷ niệm. Đời sống ở New York những năm 1980 quả là đã mở mắt cho người sinh viên trẻ đến từ Đài Loan hồi đó chẳng thể nào dám coi là cái nôi của dân chủ. 

Tiếp tục đọc

Quà sách

Tác giả: KD/KD

.KD: Sách không chỉ là quà. Với mình, sách còn là người thầy dạy mình, cả trí tuệ, nghị lực, bản lĩnh và nhân cách sống

———– 


Sách là một thứ quà “đặc biệt” với mình, được mình yêu thích nhất, từ lúc còn là cô nhà báo trẻ. Từ nhỏ mình đã là loại “mọt sách”, đọc ngấu nghiến bất cứ loại sách gì mình vớ được. Có khi cả sách chính trị, sách kinh tế- XH, sách giáo dục dù hiểu và có khi chưa thật hiểu.

Khi đi ở riêng, mình chỉ xin cha mẹ mỗi tủ sách của mình. Đó là gia tài tri thức mình quý nhất.

Tiếp tục đọc

Đồng chí Dũng chỉ nhọ thôi

Tác giả: theo FB Đào Tuấn

Có 16 nhà đầu tư Trung Quốc dự sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam. Trong khi Hàn Quốc có 5. Chỉ có 2 từ Pháp. Sing, Phil mỗi nơi có 1.Việt đông nhất, có tới 29 DN, nhưng đa số là liên danh, và liên danh với TQ. Điều gì sẽ xảy ra trong cuộc mở thầu tới đây?

.Hãy nhìn lại bức ảnh khe nứt trên SVĐ Mỹ Đình. Nó xuất hiện vào năm 2004, chỉ 2 năm sau khánh thành, một kết quả từ tình trạng Nhà thầu TQ luôn bỏ giá thấp nhất, để trúng, sau đó đủ lý do để kéo dài, để đội vốn, để ăn bù.

…Hãy tra gúc để biết số phận người chịu trách nhiệm trực tiếp (vụ Mỹ Đình) là ông Lương Quốc Dũng. Vào tù – nhưng thật đan mạch vãi lúa- vào tù vì “Tiểu Long Nữ” vì Eden, vì con ku làm mù con mắt chứ chả liên quan gì đến cái đống sắt có tên là Mỹ Đình.

Nhưng ông Dũng chỉ là nhọ thôi chứ đa số các đồng chí về làm người tử tế rồi. Và đấy cũng là câu trả lời cho câu hỏi vì sao (ĐT)

KD: Nhọ xong lại làm người tử tế. Rất nhiều đ/c Nhọ chuyển hóa thành tử tế. Thế nên dân tộc này gánh mãi không hết kiếp… Nhọ? 😦

Không biết những “bài học tử tế” của các ông Nhọ có khiến Bộ GTVT nghĩ gì không? Hay là lại “nhọ quen đường cũ”?  😦

————-  Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người

Có 16 nhà đầu tư Trung Quốc dự sơ tuyển cao tốc Bắc – Nam. Trong khi Hàn Quốc có 5. Chỉ có 2 từ Pháp. Sing, Phil mỗi nơi có 1.Việt đông nhất, có tới 29 DN, nhưng đa số là liên danh, và liên danh với TQ.
Điều gì sẽ xảy ra trong cuộc mở thầu tới đây?

Tiếp tục đọc

Viêt Nam có thể làm gì tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Về đối ngoại, Việt Nam cần “tái cân bằng chiến lược”, để nâng cấp quan hệ với Mỹ lên đối tác chiến lược, đồng thời tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện với các cường quốc khác trong “tứ giác kim cương” và khối EU….

Về đối nội, Việt Nam cần nghiêm túc điều tra và xử lý các doanh nghiệp gian lận thương mại tranh thủ “đục nước béo cò”, biến Việt Nam thành nơi trung chuyển hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc (hay nước khác) thành hàng hóa “made in Vietnam” để trốn thuế nhập khẩu Mỹ.  

Về lâu dài, Việt Nam cần đổi mới thể chế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế để phù hợp với luật chơi với Mỹ cũng như các nước (theo CPTPP và EVFTA). Nếu luật chơi của WTO chưa đủ làm Việt Nam thực sự hội nhập quốc tế, thì đây là cơ hội mới để Việt Nam chuyển đổi nền kinh tế theo hẳn cơ chế thị trường thực thụ (bỏ cái đuôi XHCN).

KD: Tác giả Nguyễn Quang Dy vừa gửi bài viết này. Mọi giải pháp “VN làm gì tại Biển Đông” khá đầy đủ. Trước đó nhiều kiến nghị cũng được nêu ra (nhất là đối nội, là nội lực phải mạnh, phải sạch, phải thực sự vì dân tộc) cho hành trình của VN trên đường ray hội nhập suôn sẻ. Vấn đề là những quan chức cao cấp có trách nhiệm cao nhất có OK không, có làm không? Hay vẫn còn lưu luyến kinh tế thị trường có định hướng XHCH? Để con tàu VN cứ một mình một chợ giật cục mà “đi suốt những mùa… buồn”  😦  😦  😦

——————  Giáo sư Mỹ: Việt Nam có chiến lược bảo vệ từng centimet chủ quyền - Ảnh 3.

Tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc trực tiếp đe dọa các hoạt động dầu khí của Malaysia và Việt Nam trong hai tháng trở lại đây – Ảnh: AFP

Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (February 29, 2016), tôi đã ủng hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Tiếp tục đọc

‘Mọi người Việt đều quan tâm đến Biển Đông, thì Biển Đông không bao giờ mất’

Tác giả: Nguyễn Trường Giang (nguyên Viện trưởng Viện Biển Đông)

Người Trung Quốc là người tùy thời, chỉ hành động khi có thiên thời, địa lợi, nhân hòa và khi tính toán được cái giá phải trả. Đây là chỗ chúng ta phải hành động đây? Làm sao để họ không có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”? Làm sao để họ trả giá cực đắt.

Điều chúng ta cần làm bây giờ là củng cố niềm tin. Trong tất cả những bí ẩn của nhân loại thì 2 chữ niềm tin là khó giải nhất. Niềm tin của chúng ta lung lay thì chủ quyền của chúng ta cũng lung lay.

KD: Không sai. Nhưng làm thế nào để TQ ko có được “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Và làm thế nào để người dân có được “niềm tin”?

Câu hỏi này ai sẽ giải được?

Tác giả nghĩ suốt 06 năm, mà vẫn chỉ toàn câu hỏi???  😀  😀  😀

—————– 

Mưu đồ bá quyền, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là rất rõ và không bao giờ thay đổi. Vì vậy, 6 năm vừa rồi, tôi ngồi nghĩ về điều này: Việt Nam làm gì để giữ được chủ quyền trên biển?Tàu Hải Dương 8 và tàu hộ tống đang khảo sát phi pháp tại khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam /// Ảnh ngư dân cung cấp

Tàu Hải Dương 8 và tàu hộ tống đang khảo sát phi pháp tại khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam

Ảnh ngư dân cung cấp
Độc chiếm Biển Đông là một phần của chiến lược chấn hưng Trung Quốc
Điều đầu tiên và thứ nhất là nhận diện thách thức của mình.
Mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông rất rõ. Những điều này không cần phải đào đến các thông tin bí mật quốc gia gì cả, chỉ cần theo dõi các thông tin công khai đã có thể thấy.

Tiếp tục đọc