Sự thật về cái chết bi tráng của 200 lính sinh viên đại học Xây dựng Hà Nội

Tác giả: Hoàng Anh Sướng

Một trận đánh có 200 liệt sĩ hy sinh, xương cốt của họ còn vương khắp vùng ngập nước ấp Đá Biên mà chỉ có một ngôi miếu thờ đơn sơ do một người dân nghèo là anh Tư Tờ cất lên mang tên “Bắc Bỏ”. Trời ơi! Chua xót quá! (Hoàng Anh Sướng)

KD: Bất ngờ, đọc trên Fb Tướng Phu Thai Pham bài viết này và những dòng cảm nhận của ông khiến mình cay mắt:

“Tôi lại phải khóc khi đọc bài này. 200 người lính hy sinh mà ko có một dòng sử sách ghi lại. Ko phải để kể công với ai mà để người thân và gia đình họ biết được những người lính anh hùng ấy đã anh dũng hy sinh ở đâu! Ko một dòng? Ko một dòng nào của các đơn vị mà họ đã nhập thân nhập cốt và nhập cả phần đời thanh xuân của mình cho Tổ quốc. Đấy có phải thói sợ trách nhiệm của ai đó nên ko dám ghi vào một thất bại của đơn vị do mình chỉ huy? Còn gì đau hơn nữa đây? 200 anh em sinh viên… Xin được thắp nén nhang cho các bạn” (PTP).

 “Miếu Bắc Bỏ”- cái tên gọi đã thấy xót xa  😦  😦  😦

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

——————

Hơn 40 năm sau cái chết đầy bi tráng của 200 lính tân binh, vốn là sinh viên trường Đại học xây dựng Hà Nội, gia đình thân nhân liệt sĩ mới biết: các anh hy sinh trong cuộc càn quét khốc liệt của địch vào sáng ngày 3 tháng 10 năm 1973 tại rừng tràm thuộc ấp Đá Biên, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An sau ngần ấy năm đỏ mắt kiếm tìm. Hài cốt các anh đã vĩnh viễn hòa tan trong rừng tràm mênh mông nước nhưng linh hồn các anh vẫn bất tử trong lòng người dân xã Thạnh Phước. Với họ, các anh là những vị thánh, là những “thành hoàng làng đội mũ cối”.

Thầy và trò trường Đại học xây dựng bên Tượng đài tưởng niệm các LS Trung đoàn 207

Tiếp tục đọc

“Tôi yêu Tiếng Việt tôi”

Tác giả: Ngọc Lễ- Phương Thảo

KD: Vào đúng dịp ngày 27/7, bất ngờ buổi đêm, mình được nghe tivi giới thiệu ca khúc mới của cặp đôi Phương Thảo- Ngọc Lễ: “Tôi yêu tiếng Việt tôi”. Nghe mà mũi cay sè. Phương Thảo- Ngọc Lễ là cặp đôi nghệ sĩ mình rất yêu và trân trọng cả tấm lòng, tư cách, từ những ngày xa xưa với Xe đạp ơi, Ba ngọn nến… Ngay cả khi đã định cư ở Mỹ thì tấm lòng họ, con tim họ vẫn hướng về xứ sở. Một tình yêu giản dị, sâu sắc của những người nghệ sĩ lao động nghệ thuật thật đáng yêu, đáng quý.

Cũng phải nói thêm rằng, trước họ, nhạc sĩ Phạm Duy với bài Tình ca “Tôi yêu tiếng nước tôi…” cất lên cao vút giữa thánh đường Nhà Hát Lớn, đã khiến mình gai người. Chỉ từ bài đó, mà cái nhìn của mình về ông khác hẳn, cảm thông hơn, và thấu hiểu hơn, chia sẻ hơn. Khi viết về ông trên Tuần VN, mình đã phải đọc rất nhiều bài viết để hiểu, nhưng không một bài nào ưng í. Mình phải vào Google đọc những dòng về thân phận, trích ngang lý lịch, và hiểu ra một nghệ sĩ với những tham sân si, hỉ nộ ái ố giữa một thời cuộc tao loạn. Nhưng cuối cùng, con tim ông vẫn ngả về nơi chôn rau cắt rốn. Và mình đã viết một bài đầy cảm xúc về ông- một nhạc sĩ xa lạ, không quen biết nhưng đa tài, đa tình đến kỳ lạ.

Nay, là ca khúc”Tôi yêu tiếng Việt tôi” của cặp đôi Ngọc Lễ- Phương Thảo mình vốn yêu thích, và trân trọng. Xin được đăng toàn bài với những ca từ, sao thương thế, giản dị mà vẫn rất tinh tế, rất đồng bằng bắc bộ… Và xin đăng cả clip của cặp đôi, cùng bài viết của Vietimes để bạn đọc tìm hiểu, chia sẻ:

————- 

Cặp đôi song ca vàng Phương Thảo - Ngọc Lễ bất ngờ tái xuất sau thời gian dài vắng bóng

Tôi yêu tiếng Việt tôi
Từ khi còn trong nôi
Tôi yêu tiếng ru à ơi ấm hơi mẹ cha
Tôi yêu tiếng Việt tôi
Yêu câu hò bên sông
Yêu tiếng í ơi chợ đông, tiếng rao buồn trông đêm dài

Tiếp tục đọc